- Các tiêu chuẩn đánh giá do tổ chức kiểm định xây
Hình 2.2 Sơ đồ tiến trình thực hiện hệ thống quản lý chất luợng ISO
2.4. Lợi ích của việc áp dụng hệ thống QLCL ISO 9000
Theo kết quả khảo sát của Tổ chức Phát triển công nghiệp liên hiệp quốc (uNI- dO) thì đến nay đã có hơn 400.000 tổ chức/doanh nghiệp lớn nhỏ trên thế giới đã thực hiện hệ thống QlCl theo ISO 9000. lợi ích mà hệ thông QlCl ISO 9000 và chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000 mang lại cho tổ chức là rất lớn, bao gồm:
Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng: Một hệ thống QlCl phù hợp với ISO
9000 sẽ giúp quản lý chất lượng hoạt động của tổ chức một cách có hệ thống và kế hoạch, giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại. Cải tiến liên tục hệ thống chất lượng, như theo yêu cầu của
tiêu chuẩn, sẽ dẫn đến cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm. Như vậy hệ thống chất lượng cần thiết để cung cấp các sản phẩm có chất lượng.
Tạo năng suất và giảm giá thành: Thực hiện hệ thống chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9000 giúp tổ chức nâng cao năng suất và giảm giá thành. Hệ thống chất lượng theo ISO 9000 sẽ cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và có sự kiểm soát chặt chẽ qua đó sẽ giảm khối lượng công việc làm lại và chi phí cho hành động khắc phục đối với sản phẩm sai hỏng vì thiếu kiểm soát và giảm được lãng phí về thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực và tiền bạc. Đồng thời, nếu tổ chức có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ giúp giảm thiểu được chi phí kiểm tra, tiết kiệm được chi phí cho cả công ty và khách hàng.
Tăng tính cạnh tranh, đạt được sự thỏa mãn của khách hàng: Hệ thống chất
lượng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9000 ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Có được hệ thống chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ đem đến cho tổ chức lợi thế cạnh tranh, vì thông qua việc chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp với ISO 9000 tổ chức sẽ có bằng chứng đảm bảo khách hàng là các sản phẩm họ sản xuất phù hợp với chất lượng mà họ khẳng định. Trong thực tế, phong trào áp dụng ISO 9000 được định hướng bởi chính người tiêu dùng, những người luôn mong muốn được đảm bảo rằng sản phẩm mà họ mua về có chất lượng đúng như chất lượng mà nhà sản xuất khẳng định.
Tăng uy tín của tổ chức về đảm bảo chất lượng: áp dụng hệ thống chất lượng
theo ISO 9000 sẽ cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của tổ chức và chứng minh cho khách hàng thấy rằng các hoạt động của tổ chức đều được kiểm soát. Hệ thống chất lượng còn cung cấp những dữ liệu để sử dụng cho việc xác định hiệu suất của các quá trình, các thông số về sản phẩm, dịch vụ nhằm không ngừng cải tiến hiệu quả hoạt động và nâng cao sự thỏa mãn khách hàng.
Thừa nhận quốc tế: Khi xu hướng toàn cầu hóa ngày một sâu rộng, việc đòi hỏi
các tổ chức trong cùng một lĩnh vực trên thế giới phải đạt được một chuẩn mực chất lượng nhất định ngày một rõ ràng và cần thiết. Khi áp dụng và được chứng nhận đạt chuẩn ISO 9000, các tổ chức sẽ đáp ứng được những yêu cầu mang tính toàn cầu và được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Điều này sẽ giúp các tổ chức/doanh nghiệp, đặc biệt những đơn vị có hợp tác với nước ngoài vượt qua được những yêu cầu khắt khe của đối tác, tăng cơ hội hợp tác và phát triển.
2.5. Hạn chế của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
Mặc dù có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên quá trình áp dụng ISO 9000 cũng có thể gây ra cho tổ chức nhiều ảnh hưởng tiêu cực. do đó mọi tổ chức đều được khuyến cáo nên nghiên cứu kỹ quy trình thực hiện ISO 9000 trước khi quyết định áp dụng vào tổ chức của mình. Những hạn chế của việc quản lý chất lượng theo ISO bao gồm:
Quy trình áp dụng hệ thống QLCL ISO 9000 rườm rà và phức tạp, khiến nhiều tổ
chức khi muốn áp dụng phải thuê các tổ chức tư vấn trợ giúp. Trong khi đó những tổ chức tư vấn này không am hiểu điều kiện thực tế của tổ chức đăng kí. Điều đó làm cho việc thực hiện ISO thêm phần khó khăn và phát sinh thêm chi phí cũng như giảm hiệu quả. Một thực tế cho thấy mặc dù cùng xuất phát từ một bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gốc nhưng việc quản lý chất lượng tại các tổ chức không giống nhau. Điều này là do việc tư vấn thực hiện ISO cũng như việc cấp chứng chỉ ISO 9000 của các tổ chức cấp chứng nhận cũng không giống nhau.
Mục đích theo đuổi chứng nhận ISO không tích cực: việc áp dụng ISO 9000 đối
với một số tổ chức là nhằm để có được một tờ giấy chứng nhận về chất lượng hơn là theo đuổi việc đảm bảo và nâng cao chất lượng. Một số kết quả nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả của nhiều tổ chức sau khi thực hiện quản lý chất lượng theo ISO 9000 không được cải thiện, hoặc có cải thiện nhưng không tương xứng với chi phí bỏ ra.
Tốn kém chi phí: tổ chức phải bỏ nhiều phí tổn để có được chứng nhận ISO. Các
phí tổn này bao gồm: thời gian, chi phí cho đào tạo, tư vấn và chứng nhận. Toàn bộ thời gian để một tổ chức có thể có được chứng chỉ ISO 9000 từ một đến hai năm. Thời gian này phụ thuộc vào quy mô tổ chức, mức độ phức tạp của tổ chức, tình hình chất lượng hiện tại và cam kết của lãnh đạo.
Nặng về văn bản: Trong quá trình chứng nhận ISO 9000, tổ chức cần xây dựng
và ban hành rất nhiều văn bản, đây là một công việc khá nặng nề, tốn kém.