Hình 4.1 Sơ đồ hệ thống quản lý dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh I CẤP CHứNG CHỉ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ - ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 106 - 107)

III. CôNG CỤ QUẢN LÝ 1 KIểm đỊNH

Hình 4.1 Sơ đồ hệ thống quản lý dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh I CẤP CHứNG CHỉ

I. CẤP CHứNG CHỉ

1. KHÁI NIỆm

Cấp chứng chỉ là một cơ chế, qui định của pháp luật qua đó một cơ quan có thẩm quyền của chính phủ, ở Việt Nam là Bộ y tế và Sở y tế các tỉnh, thành phố cho phép một cá nhân hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hay cho phép một cơ sở y tế thực hiện việc cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Việc cấp chứng chỉ sẽ giúp chính phủ có thể đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cơ bản cho cộng đồng và đảm bảo sự an toàn trong quá trình cung cấp dịch vụ qua việc kiểm soát người hành nghề và tổ chức cung cấp

dịch vụ trong thị trường chăm sóc sức khoẻ của một quốc gia. Với việc thiết lập các tiêu chuẩn hành nghề, các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh sẽ được cung cấp một cách phù hợp và an toàn.

Có sự khác biệt giữa cấp chứng chỉ hành nghề với các biện pháp quản lý dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khác. Đó là, cấp chứng chỉ hành nghề là bắt buộc và do những cơ quan có thẩm quyền của chính phủ thực hiện. Cấp chứng chỉ hành nghề qui định khoảng thời gian chứng chỉ có giá trị và nêu rõ các thủ tục cần thiết để duy trì và đổi chứng chỉ mới. Giả sử trong quá trình hành nghề mà người hành nghề hay cơ sở hành nghề không có các vấn đề xảy ra thì chứng chỉ thường được cấp mới bằng việc trả một khoản phí nhất định hoặc cần phải nộp các tài liệu liên quan cần thiết.

Các tiêu chuẩn cấp chứng chỉ thường được đặt ra ở mức độ tối thiểu, được xây dựng bởi chính phủ nhằm đảm bảo tình trạng sức khoẻ và sự an toàn trong cung cấp dịch vụ ở quốc gia đó. Đối với người hành nghề, các tiêu chuẩn thường qui định dưới dạng bằng cấp, ví dụ bằng cấp đạt được sau khi học ở một cơ sở đào tạo phù hợp nào đó, và người hành nghề đó phải chứng minh được năng lực về chuyên môn, ví dụ như đã đỗ qua một kỳ thi cấp chứng chỉ. Các cuộc kiểm tra cấp chứng chỉ là ví dụ điển hình nhất theo qui định cấp chứng chỉ ở đa số các quốc gia. Bên cạnh đó, ở những quốc gia khác, các tiêu chuẩn thực hành chuyên môn, hệ thống kiểm tra, thanh tra thực hành chuyên môn cũng được thực hiện để phát hiện những vấn đề vi phạm.

Cấp chứng chỉ cho tổ chức được thực hiện tại một số quốc gia để các tổ chức có thể hợp pháp cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; việc cấp chứng chỉ thường dựa vào quá trình kiểm tra tại địa điểm nơi hành nghề của cơ sở y tế để xác định các tiêu chuẩn tối thiểu về khám bệnh, chữa bệnh và an toàn có được thoả mãn hay không. Cấp chứng chỉ khác với các hình thức quản lý dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khác ở chỗ đây là việc làm bắt buộc, cung cấp cho chính phủ công cụ kiểm soát việc hành nghề của cơ sở cung cấp dịch vụ y tế trong ngành y tế. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, quá trình cấp chứng chỉ mới đã được thực hiện đối với các cơ sở y tế hiện tại giống như quá trình kiểm định. Kiểm định là quá trình xây dựng các tiêu chuẩn chi tiết bao phủ các lĩnh vực chức năng khác nhau, có đánh giá ban đầu và quá trình sự tuân thủ, và có sự hỗ trợ cho các cơ sở y tế để giúp họ đạt được các tiêu chuẩn đặt ra.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ - ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 106 - 107)