TrUNG Tâm Y TẾ HUYỆN

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ - ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 75)

II. TỔNG QUAN VỀ HỆ THốNG TỔ CHứC VÀ QUẢN LÝ Y TẾ DỰ PHÒNG

3. TrUNG Tâm Y TẾ HUYỆN

Từ năm 2008, căn cứ thông tư liên tịch của Bộ y tế - Bộ Nội vụ số 03/2008/TTlT- ByT-BNV ngày 25 tháng 04 năm 2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở y tế, phòng y tế thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Trung tâm y tế dự phòng huyện đã đổi tên thành Trung tâm y tế huyện, được thành lập thống nhất trên địa bàn cấp huyện; nơi chưa có đủ điều kiện tách riêng bệnh viện thì thực hiện hai chức năng: y tế dự phòng và khám, chữa bệnh; nơi có đủ điều kiện thành lập bệnh viện thì Trung tâm y tế huyện chỉ thực hiện chức năng y tế dự phòng. Việc chọn mô hình nào do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;

Chức năng niệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế huyện được căn cứ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế dự phòng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2005/QĐ-ByT ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ y tế.

3.1. Vị trí

Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở y tế, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở y tế, sự quản lý nhà nước của uỷ ban nhân dân huyện và sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của các Trung tâm thuộc hệ dự phòng, các Trung tâm chuyên ngành tuyến tỉnh.

3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Trung tâm y tế huyệncó chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/aIdS, phòng, chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và truyền thông giáo dục sức khoẻ trên địa bàn huyện.

Trung tâm y tế huyện có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/aIdS, phòng, chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và truyền thông giáo dục sức khoẻ trên cơ sở kế hoạch của tỉnh và tình hình thực tế trên địa bàn huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Tổ chức thực hiện các hoạt động sau:

a) Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về phòng, chống dịch bệnh, HIV/aIdS, các bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức khoẻ lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ môi trường, sức khoẻ trường học, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truyền thông giáo dục sức khoẻ theo phân cấp và theo quy định của pháp luật; b) Hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách đối với các trạm y tế xã, phường, thị trấn, các cơ sở y tế trên địa bàn;

c) Tham gia đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách cho cán bộ y tế cấp xã, nhân viên y tế thôn, bản và các cán bộ khác;

d) Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực liên quan;

đ) Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác được Sở y tế phân công;

e) Thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật;

g) Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật; h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở y tế và uỷ ban nhân dân huyện giao.

3.3. Tổ chức bộ máy

Các phòng chức năng, nghiệp vụ gồm: Phòng Hành chính tổng hợp; Phòng Truyền thông Giáo dục sức khoẻ.

Các khoa chuyên môn gồm: Khoa Kiểm soát dịch, bệnh, HIV/aIdS; Khoa an toàn vệ sinh thực phẩm; Khoa y tế công cộng; Khoa Chăm sóc sức khoẻ sinh sản; Khoa Xét nghiệm.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ - ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 75)