KIểmTrA DỊCH VỤ KHÁm BỆNH, CHỮA BỆNH 1 KHÁI NIỆm

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ - ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 115)

1. KHÁI NIỆm

Kiểm tra là đo đường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và các kế hoạch vạch ra để thực hiện các mục tiêu này đã và đang được hoàn thành.

Công tác kiểm tra nhằm:

Bảo đảm kết quả đạt được phù hợp với mục tiêu của tổ chức

Bảo đảm các nguồn lực được sử dụng một cách hữu hiệu.

Đề ra những kết quả mong muốn chính xác hơn theo thứ tự quan trọng.

Phát hiện kịp thời các sai sót và bộ phận chịu trách nhiệm để chấn chỉnh

Phác thảo các tiêu chuẩn tường trình báo cáo để loại bớt những gì quan trọng hay không cần thiết.

Phổ biến những chỉ dẫn cần thiết một cách liên tục để cải tiến việc hoàn thành công việc, tiết kiệm nguồn lực.

2. KIểm TrA BỆNH VIỆN

2.1. Giới thiệu

Mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh từ trung ương đến tận xã đang ngày càng được củng cố và hoàn thiện với hơn 1.100 bệnh viện công lập và ngoài công lập, 180.000 giường bệnh. Hàng năm khám điều trị ngoại trú cho hơn 120 triệu lượt người bệnh, điều trị nội trú cho hơn 10 triệu lượt, thực hiện hàng chục triệu thủ thuật, khoảng 2 triệu lượt ca phẫu thuật phức tạp. Các bệnh viện đang được đầu tư về hạ tầng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ từng bước xây dựng và bồi dưỡng đạt có trình độ chuyên môn tay nghề giỏi, luôn cập nhật các tiến bộ của y học trên thế giới, triển khai thực hiện được nhiều kỹ thuật cao ngang tầm các nước trong khu vực ghép tạng, phẫu thuật tim hở, can thiệp tim mạch, tách dính, hỗ trợ sinh sản, chẩn đoán hình ảnh.v.v..

Kiểm tra là một khâu quan trọng trong công tác quản lý nhà nước. Kiểm tra bệnh viện đóng vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh. Chấn chỉnh công tác chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Công tác kiểm tra bệnh viện còn gắn với các phong trào thi đua, đánh giá bệnh viện. Ban đầu gọi là phong trào Bệnh viện tiên tiến, sau đó chuyển sang phong trào bệnh viện tình thương và từ năm 2000 đến nay chuyển thành phong trào Bệnh viện xuất sắc toàn diện.

Hiện nay công tác kiểm tra chỉ giới hạn thực hiện tại các bệnh viện công và tư. Các phòng khám tư nhân cho đến thời điểm này, chưa có công cụ nào được xây dựng để thực hiện việc kiểm tra.

2.2. Mục tiêu:

Kiểm tra bệnh viện nhằm tăng cường công tác quản lý bệnh viện, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và sự hài lòng của người bệnh thông qua:

Đánh giá hiện trạng nguồn lực khám, chữa bệnh;

Đánh giá kết quả thực hiện công tác khám, chữa bệnh;

lựa chọn Bệnh viện đạt tiêu chuẩn bệnh viện Xuất sắc toàn diện và bệnh viện xuất sắc.

2.3. Tiêu chuẩn kiểm tra và bảng kiểm tra bệnh viện

Trải qua quá trình từ khi hình thành phương thức kiểm tra bệnh viện đến nay, các tiêu chuẩn kiểm tra bệnh viện không ngừng được cải tiến, sửa đổi bổ sung để ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn công các khám, chữa bệnh. Bảng kiểm tra bệnh viện gồm có 2 phần:

Phần A: số liệu hoạt động của bệnh viện của năm hiện tại có so sánh với cùng

kỳ năm trước, yêu cầu có chữ ký của các trưởng phòng liên quan như Kế hoạch tổng hợp; Tài chính kế toán; Tổ chức cán bộ:

Hoạt động chuyên môn

Tài chính

Nhân lực

Tổ chức

Phần B: Tiêu chuẩn và điểm

sTT Nội dung kiểm tra số tiêu

chuẩn điểm tối đa TrỪ đIểm I NGUỒN LỰC 23 17.00 -4.00 1 Cơ sở hạ tầng 11 5.00 -2.00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Trang thiết bị và phương tiện phục vụ NB 4 2.00  

3 Nhân lực bệnh viện 8 10.00 -2.00

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ - ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 115)