Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ - ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 99 - 102)

III. CôNG CỤ QUẢN LÝ 1 KIểm đỊNH

g. Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc lập hồ sơ thanh tra. Hồ sơ thanh tra bao gồm:

Quyết định thanh tra; biên bản thanh tra do Đoàn thanh tra, Thanh tra viên lập; báo cáo, giải trình của đối tượng thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra;

Kết luận thanh tra;

Văn bản về việc xử lý, kiến nghị việc xử lý;

Nhật ký Đoàn thanh tra; các tài liệu khác có liên quan đến cuộc thanh tra. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có Kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra tổ chức việc bàn giao hồ sơ thanh tra, Trường hợp vì trở ngại khách quan thì thời gian bàn giao hồ sơ thanh tra có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày. Trong thời hạn quy định trên, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan trực tiếp quản lý Trưởng đoàn thanh tra; trường hợp mà Người ra quyết định thanh tra không phải là Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý Trưởng đoàn thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra báo cáo Người ra quyết định thanh tra để xin ý kiến chỉ đạo bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền.

3.3. Những ưu điểm và nhược điểm của công tác thanh tra hiện nay

3.3.1. Ưu điểm của công tác thanh tra

ưu điểm lớn nhất của hệ thống Thanh tra của nước ta hiện nay là tương đối hoàn chỉnh và hoạt động rộng khắp. Chúng ta có Thanh tra nhà nước, Thanh tra chuyên ngành. Cùng với Thanh tra chuyên trách, còn Thanh tra nhân dân. Ngoài ra, còn có những tổ chức, viên chức tuy không mang danh nghĩa là cán bộ thanh tra nhưng cũng có hoạt động thanh tra do một số yêu cầu thực tế hoặc do một chức năng được phân định chưa rõ ràng (ví dụ thanh tra đoàn thể). Trong hệ thống ngành y tế, ở Trung ương có Thanh tra y tế thuộc Bộ y tế, ở cấp tỉnh có Thanh tra y tế thuộc Sở y tế.

Sau gần 20 năm xây dựng và phát triển, hệ thống thanh tra y tế từ trung ương đến địa phương đã được tăng cường về lực lượng, nâng cao năng lực cán bộ và từng bước đổi mới phương thức hoạt động để có những đóng góp quan trọng vào công tác quản lý nhà nước về y tế.

Hiện nay hệ thống thanh tra y tế đã tích cực chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài ngành tăng cường công tác thanh, kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các sai phạm. Đặc biệt, trong giai đoạn từ 2006 - 2010, sau khi được kiện toàn theo các quy định của Chính phủ, hoạt động thanh tra y tế trên tất cả các lĩnh vực đã có nhiều khởi sắc. Công tác thanh tra y tế đã chuyển từ thanh tra vụ việc bị động sang thanh tra có chương trình mục tiêu tương đối chủ động; từ thanh tra phân tán theo cấp hành chính sang thanh tra chuyên đề, chuyên ngành, phối hợp thống nhất giữa thanh tra hành chính với thanh tra chuyên ngành; gắn công tác thanh tra với giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng chống tham nhũng. Nhờ đó, hiệu quả hoạt động thanh tra tăng lên, tác dụng thanh tra ngày càng rõ rệt, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế.

Trong 5 năm qua, hoạt động thanh tra chủ yếu tập trung vào thanh tra các lĩnh vực như thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, khám chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm... và thanh tra hành chính. Qua triển khai thanh, kiểm tra tại 942.574 cơ sở thuộc các lĩnh vực dược, y tế dự phòng và khám chữa bệnh trên phạm vi cả nước đã phát hiện 116.853 cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 114.049 cơ sở (cảnh cáo 86.193 cơ sở, phạt tiền 27.856 cơ sở). Trung bình hàng năm, thanh tra y tế đã tiếp khoảng gần 800 lượt công dân và nhận hơn 1.000 đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đã được tích cực xem xét và giải quyết kịp thời, không để kéo dài và tạo thành “điểm nóng”, góp phần tạo sự ổn định và phát triển của ngành.

3.3.2. Nhược điểm của công tác thanh tra.

Hiện nay, theo báo cáo tổng kết hoạt động thanh - kiểm tra công tác y tế năm 2009, Bộ y tế đã có gần 70 cán bộ công chức làm công tác thanh tra, bao gồm cả thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành thuộc Thanh tra Bộ, Thanh tra Cục an toàn Vệ sinh Thực phẩm và Thanh tra Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Tại các địa phương, Thanh tra Sở y tế cũng đã có từ 3 - 5 cán bộ. Riêng Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh đông dân, mỗi địa phương có từ 10 cán bộ trở lên. Bên cạnh đó, hiện tại 54/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã có thêm thanh tra chuyên ngành thuộc các Chi cục an toàn Vệ sinh Thực phẩm. Mỗi Chi cục an toàn Vệ sinh Thực phẩm có từ 3 - 6 cán bộ làm công tác thanh tra chuyên ngành. Như vậy, tổng số cán bộ thanh tra toàn ngành y tế là khoảng 500 người, tuy gấp 5 lần so với năm 1991 nhưng vẫn là một con số nhỏ.

lực lượng còn mỏng nên hiện tại công tác thanh tra mới chỉ tập trung vào các lĩnh vực như thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, khám chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm... và thanh tra hành chính. lĩnh vực thanh tra dịch vụ y tế dự phòng hiện vẫn chưa được sâu sát.

Các văn bản hướng dẫn cụ thể công tác thanh tra hiện nay mới chỉ có Nghị định 69/2011/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng chống HIV/aIdS ban hành ngày 8/8/2011 và quyết định số 4405/QĐ-ByT của Bộ y tế ban hành ngày 15/11/2010 về quy trình thanh tra việc thực hiện các quy định về sản xuất, kinh doanh vắc xin và sinh phẩm y tế. Hiện vẫn chưa có các văn bản quy định về quy trình thanh tra về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm, hay quy trình thanh tra công tác tiêm chủng.

Về mặt tổ chức: Pháp lệnh quy định một bộ chỉ có một tổ chức Thanh tra, nhưng trên thực tế từ nhiều năm nay, do nhu cầu của công tác quản lý và căn cứ vào các văn bản pháp luật khác, nhiều bộ, ngành có xu hướng tổ chức hoạt động thanh tra theo hai loại: thanh tra nội bộ, đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của thủ trưởng cùng cấp (chủ yếu là để giải quyết khiếu nại, tố cáo), loại thứ hai là Thanh tra chuyên ngành có quyền thanh tra mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành. Điển hình là các ngành Giáo dục, y tế, lao động – Thương binh – Xã hội, Giao thông – Vận tải… Chính vì vậy mà có sự thiếu thống nhất trong hệ thống các cơ quan Thanh tra nhà nước.

TÀI LIỆU THAm KHẢo

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ - ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 99 - 102)