Mô HìNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ToÀN DIỆN

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ - ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 63)

III. ứNG DỤNG mô HìNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 1 mô HìNH KIểm đỊNH CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ Y TẾ

3. mô HìNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ToÀN DIỆN

3.1. Trên thế giới

Việc áp dụng CQI/TQM trong quản lý chất lượng dịch vụ y tế đã được triển khai từ khá lâu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, Eubank (1992) đã tiến hành một cuộc điều tra trên toàn quốc tại 781 bệnh viện, Kết quả cho thấy 58,5% trong số đó trả lời họ có áp dụng CQI/TQM. Trong 41,5% còn lại chưa áp dụng CQI/TQM thì phần đông trong số đó (84,6%) cho biết họ có ý định sẽ áp dụng CQI/TQM trong thời gian 1 năm sắp tới. Thực tế khi tiếp tục theo dõi cho thấy trong vòng 2 năm tiếp theo, 96,7% các bệnh viện chưa áp dụng CQI/TQM đã bắt đầu triển khai CQI/TQM. Trong một nghiên cứu quy mô lớn hơn sau đó tiến hành vào năm 1993 – 1994 của tác giả Barsnes và cộng sự tiến hành trên 5.492 bệnh viện bằng phương pháp gửi bộ câu hỏi qua thư, có 3.303 bệnh viện hồi đáp và 68,9% trong số đó cho biết họ có áp dụng CQI/TQM trong bệnh viện của mình. 87% các bệnh viện giao việc triển khai CQI/TQM cho cá nhân trong tổ chức nhưng chỉ chưa đến một nửa số đấy (48%) là những nhà quản lý cấp cao. Khoảng 48% bệnh viện thành lập nhóm làm việc riêng biệt để triển khai CQI/TQM. Tại thời điểm tiến hành nghiên cứu, 73,4% bệnh viện bắt đầu triển khai CQI/TQM trong vòng 2 năm trước đó, chỉ có 4,1% đã triển khai CQI/TQM trên 4 năm.

Tại các nước châu á việc triển khai CQI/TQM cũng bắt đầu được triển khai từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Tuy nhiên việc triển khai CQI/TQM ở các nước châu á vẫn ở mức thấp. Không có nhiều các báo cáo về tình hình áp dụng CQI/TQM tại các bệnh viện tại châu á. Chỉ có một nghiên cứu của lim và cộng sự (1999) đề cập tới các vấn đề bệnh viện tại Singapore đang phải đối mặt, trong đó có một vấn đề nổi cộm là cải thiện chất lượng dịch vụ để đạt được sự hài lòng của khách hàng. Để tăng chất lượng dịch vụ y tế, nhiều bệnh viện tại Singapore đang áp dụng CQI/TQM để thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên nghiên cứu này không chỉ ra được các bệnh viện tại Singapore đã ứng dụng CQI/TQM như thế nào. Cũng có một số nghiên cứu được tiến hành tại Đài loan cho thấy vùng lãnh thổ này đã bắt đầu ứng dụng CQI/TQM trong bệnh viện từ khá lâu. Năm 1997 Chính phủ tại đây ra quy định 27 bệnh viện tuyến tỉnh phải áp dụng CQI/TQM/CQI/TQM trong 5 năm tài khóa liên tiếp. Nghiên cứu của dong và cộng sự (1997) tại Đài loan cho thấy có 45,31% bệnh viện có áp dụng CQI/TQM trong vòng 5 năm. Các bệnh viện tư áp dụng CQI/TQM nhiều hơn so với bệnh viện công. Tuy nhiên phần lớn mới áp dụng CQI/TQM trong khoảng 2 năm trở lại.

3.2. Tại Việt Nam

Một số bệnh viện đã áp dụng mô hình CQI/TQM trong quản lý chất lượng (Bệnh viện Việt Nam-Thuỵ Điển uông Bí, Bệnh viện Nhi đồng 1-Thành phố Hồ Chí Minh).

3.2.1. BV Việt Nam Thụy Điển – Uông Bí:

do các chuyên gia Thụy Điển giúp đỡ. Với các tiêu chí:

Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh,

Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định chuyên môn.

Sử dụng hợp lý hiệu quả các nguồn lực

Đạt đến sự thoả mãn hợp lý nhu cầu của các bên:

+ Người hưởng dịch vụ (bệnh nhân)

+ Người trực tiếp cung cấp dịch vụ ( Nhân viên)

+ Nhà quản lý: lãnh đạo BV, Bộ y tế.

3.2.2. BV Nhi đồng 1:

Chuyên gia New Zeland giúp đỡ. Với 4 nhóm hoạt động chính:

Hoạt động cải tiến chất lượng đầu vào và xây dựng chuẩn.

Hoạt động cải tiến chất lượng quy trình.

Hoạt động cải tiến phối hợp liên khoa phòng: làm việc theo nhóm

Hoạt động giám sát.

Các công việc được triển khai trong bốn nhóm hoạt động đều hướng đến 5 chỉ tiêu là tốt hơn, nhanh hơn, an toàn hơn, rẻ hơn và hài lòng hơn. Sau 1 năm áp dụng triển khai đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như:

Giảm được tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, ở trẻ gặp các vấn đề sức khỏe như sốt xuất huyết, bỏng, nhiễm trùng thần kinh trung ương, tai nạn…

Giảm thời gian thực hiện các thủ tục như nhập, xuất viện, chờ khám hay chờ mua thuốc.

Giảm chi phí trung bình cho một đợt điều trị

Tăng mức độ an toàn thông qua nỗ lực giảm tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện, trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động, các máy móc an toàn hơn, tập huấn về an toàn.

Thông qua các nỗ lực đó, dẫn tới tăng mức độ hài lòng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân: bệnh nhân được các nhân viên phục vụ nhiệt tình, được bác sỹ giải thích về bệnh lý, được hướng dẫn sử dụng thuốc…

Hội đồng quản lý chất lượng với nhóm thường trực và các ban hoạt động hiệu quả và có sự phối hợp giữa các đơn vị. Hoạt động về chất lượng lâm sàng được quan tâm với sự cập nhật định kỳ các phác đồ điều trị được xây dựng dựa trên bằng chứng, cập nhật thông tin y học. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện áp dụng CQI/TQM, BV Nhi đồng 1 cũng gặp phải một số khó khăn và thách thức như quá tải tại BV.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ - ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG (Trang 63)