- Cơ cấu tổ chức theo mô phỏng, gồm cơ cấu theo dự án; theo kiểu ma trận; cơ cấu tổ chức kết Hợp Đồng.
4- Lan truyền, kích thích khách hàng tự động chuyển thông điệp đi tiếp, như kể lại câu chuyện đó cho người thân hoặc sử dụng những câu nói, thông điệp từ
kể lại câu chuyện đó cho người thân hoặc sử dụng những câu nói, thông điệp từ chương trình quảng cáo trong khi nói chuyện với người khác. Để có sức lan truyền
tốt, một thông điệp tiếp thị phải có tính mạnh mẽ, chuyển tải một điều gì đó mới lạ, khác biệt và phải dễ nhớ, kích thích sự phản ứng sống động về mặt tình cảm, có khả năng làm cho khách hàng phải nói về nó và thúc đẩy họ đi đến hành động.
Bước 4, Lựa chọn phương tiện truyền thông
Việc lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với nội dung, đối tượng tiếp nhận thông tin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng. Kênh truyền thông của ngân hàng được chia thành 2 loại: Kênh cá nhân, nhân viên trực tiếp giao dịch và người thân trong gia đình, bạn bè; Kênh phi cá nhân, các cơ quan phát hành ấn phẩm, các ngân hàng quảng cáo, các cơ quan thông tin đại chúng. Một số phương tiện truyền thông thường sử dụng: Quảng cáo trên truyền hình; Quảng cáo trên báo, tạp chí; Quảng cáo trên truyền thanh; Xúc tiến bán hàng (Khuyến mại); Giao dịch cá nhân; Quan hệ công chúng;
Bước 5, Xác định ngân sách truyền thông
Hoạt động xúc tiến hỗn hợp chiếm chi phí cao trong tổng số chi phí của hoạt động Marketing ngân hàng. Mức ngân sách khác nhau sẽ quyết định việc lựa chọn kênh, hình thức tổ chức thực hiện và hiệu quả mang lại cũng khác nhau. Xác định ngân sách truyền thông chính xác cần căn cứ vào doanh thu; đối tượng cạnh tranh; mục tiêu nhiệm vụ; khả năng của ngân hàng.
Bước 6, Thu thập thông tin phản hồi đánh giá hiệu quả truyền thông
- Đánh giá tác động của hoạt động xúc tiến hỗn hợp đến doanh số cho vay, doanh số huy động, dịch vụ cung ứng… So với trước và sau hoạt động xúc tiến hỗn hợp được thực hiện;
- Tác động đến nhận thức của khách hàng về hình ảnh ngân hàng và sản phẩm, dịch vụ;
- Số lượng khách hàng mới, khách hàng truyền thống; - Sự hợp lý của công cụ truyền thông.
Trong quá trình thực hiện cần xác định: người nhận tin có nhận được tin không? nếu được thì nhận bao nhiêu lần? nếu nhận được thì ghi nhớ đến mức nào?
cảm giác của họ ra sao? thái độ của họ thay đổi ra sao giữa trưa trước và sau khi nhận tin? Doanh thu, thị phần thay đổi thế nào?...
1.5.3. Triển khai chƣơng trình hành động
Bước 1, Hiểu rõ thị trường và đối thủ của ngân hàng: Để hiểu được thị trường marketing cần giải quyết được những câu hỏi sau: Đâu là phân khúc thị trường chưa được đáp ứng? Đâu là phân khúc thị trường đủ lớn để giúp đạt được lợi nhuận? Cần nắm giữ bao nhiêu thị phần để đạt được lợi nhuận? Thị trường đó có nhiều đối thủ cạnh tranh không? Đâu là điểm yếu của đối thủ cạnh tranh? Liệu thị trường này có giúp tôi phát huy ưu thế cạnh tranh của mình không?
Bước 2, Thấu hiểu khách hàng: Ai là khách hàng? Họ mong muốn đìều gì? Và động lực nào khiến họ mua hàng?
Không được nhầm lẫn “mong muốn” với “nhu cầu”: Khách hàng tiềm năng của tôi đã mua những thứ tương tự như thế nào? Ai là người quyết định mua hàng và ai là người có ảnh hưởng nhất? Những thói quen của người tiêu dùng là gì? Động cơ thúc đẩy mua hàng của họ là gì?
Bước 3, Chọn 1 phân khúc thích hợp: Phân khúc nào lôi cuốn và việc tiếp xúc không gặp nhiều trở ngại.
Bước 4, Xây dựng thông điệp marketing: Phải ngắn gọn và nêu bật được điểm chính. Được hỗ trợ bởi tất cả các nguồn lực và được đẩy mạnh nhờ quảng cáo.
Bước 5, Quyết định phương tiện marketing của bạn: Quảng cáo trên báo, poster, các cuộc thi, danh thiếp, hội thảo; Quảng cáo trên truyền hình, bảng điện, bán hàng trực tiếp; Phát thanh, bảng biểu, hội chợ thương mại, những trang vàng, bài báo; Mục rao vặt, qua thư, qua sự kiện từ thiện, mạng trực tuyến; Bảng quảng cáo, điện thoại trực tiếp, tạp chí, sự kiện đặc biệt; Thư chào hàng, tờ bướm, thư điện tử, quảng cáo trên phim, tạp chí điện tử; Bưu thiếp, người phát ngôn, thông cáo báo chí, fax; Sách giới thiệu, trên quà tặng, truyền miệng, trang web; Catalogue, khinh khí cầu, tuyên truyền, trưng bày.
Bước 6, Thiết lập mục tiêu doanh số và marketing: (1)Sensible, nhận biết được; (2) Measurable, đo lường được; (3) Achievable, có thể thực hiện được; (4) Realistic, có tính thực tế; (5) Time Specific, Thời gian xác định.
Bước 7, Lập ngân sách marketing
Bước tiếp theo là xác định chi phí marketing cần thiết cho 1 sản phẩm. Định vị đóng vai trò còn quan trọng hơn cả 4P. Không có định vị, tất cả các hoạt động sẽ thiếu tính nhất quán và hỗ trợ lẫn nhau. Để đưa ra định vị, cần dựa vào 3 yếu tố: Thị trường; Đối thủ; Nội lực của ngân hàng (hoặc thương hiệu).
1.5.4. Hệ thống kiểm soát Marketing hỗn hợp ngân hàng 1.5.4.1. Quy trình kiểm soát 1.5.4.1. Quy trình kiểm soát
Bước 1- Ấn định các tiêu chuẩn, gồm chế độ kiểm tra, các thay đổi về số lượng, về chất lượng, về giới hạn thời gian;
Bước 2- Xác định kết quả đạt được trong thực tế, các đặc điểm của tiêu chuẩn kiểm soát, quy mô hoạt động, chiến lược được thông qua. Trong đó, gồm các tiêu chuẩn kiểm soát, các sai lệch có thể chấp nhận được, ấn định định kỳ và tính chính xác của các tính toán kiểm tra, tính toán kết quả đạt được, đối chiếu với các tiêu chuẩn.
Bước 3- Thực hiện các hoạt động cần thiết. Gồm so sánh nếu sai lệch so với tiêu chuẩn không đáng kể thì không thực hiện bất kỳ hành động nào. Nếu ngược lại, khắc phục các sai lệch bằng các phương pháp, bằng cách đưa các kết quả thực tế đến gần mức tiêu chuẩn, hoặc điều chỉnh lại chính các tiêu chuẩn.
1.5.4.2. Các loại hình kiểm soát
- Kiểm soát việc thực hiện kế hoạch, phân tích các khả năng cung ứng dịch vụ, tình hình cạnh tranh, các quan hệ với khách hàng, tương quan giữa chi phí marketing và tổng chi;
- Kiểm soát doanh lợi, gồm doanh lợi của từng dịch vụ, từng biện pháp, từng lãnh thổ, thị trường, hệ thống cung cấp, của hoạt động ngân hàng, khả năng thanh toán, hình ảnh của ngân hàng;
- Kiểm soát Marketing, hiệu quả kiểm soát thể hiện qua: Đảm bảo tính linh hoạt; tính kịp thời; tính kinh tế và tính đơn giản.
- Phân tích SWOT theo mô hình "7P" & "5T", Dựa trên Mô hình chiến lược 7P marketing SWOT hiện đại: SWOT = SW (7P) + OT (5T)
Trong đó: 2 mảng chính cụ thể như sau: