Áp lực từ bên trong Agribank

Một phần của tài liệu Quản trị marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai (Trang 52)

- Khai thác tối đa người dùng chất lượng, cho phép đánh giá được mức độ

2.1.2.2. Áp lực từ bên trong Agribank

Một Agribank ốm yếu trƣớc đánh giá của Fitch Ratings

Hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings vừa định hạng tín nhiệm Agribank Việt Nam ở mức B. Hàng loạt chỉ tiêu đánh giá của Fitch cho thấy Agribank đang trong tình trạng “nguy cơ” và “rủi ro” cao. Thậm chí, Fitch cũng duy trì đánh giá sức mạnh độc lập của Agribank ở mức “CCC” và đánh giá về khả năng được hỗ trợ ở mức “B”. Theo Fitch, nguy cơ gia tăng đối với khả năng thanh toán của Agribank, với mức vốn thấp tới độ nguy hiểm và chất lượng tài sản suy giảm nghiêm trọng sẽ có nhiều tác động tiêu cực. Fitch cũng chỉ rõ, tỷ lệ nợ xấu của Agribank hiện cao nhất so với các ngân hàng lớn trong nước. Mức dự trữ thấp, cùng với tỷ lệ nợ đặc biệt ở mức cao và môi trường kinh tế suy giảm là những yếu tố có thể khiến chi phí tín dụng của Agribank gia tăng trong ngắn hạn tới trung hạn. Bởi vậy, Fitch dự kiến,

khả năng sinh lời của Agribank sẽ còn ở mức thấp, chưa kể tới tỷ suất lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi hoạt động cho vay chính sách đối với lĩnh vực nông nghiệp.

Mặc dầu được hưởng lợi từ sự nương nhẹ của các quy định, hệ số an toàn vốn của Argribank trong nhiều năm luôn ở mức dưới ngưỡng tối thiểu theo quy định 9% và chỉ tăng lên mức 9,5% vào tháng 3/2012 nhờ vốn Chính phủ, nhưng cũng chỉ mới cao hơn chút đỉnh so với yêu cầu tối thiểu. Tuy nhiên, trước viễn cảnh yếu kém về chất lượng tài sản và khả năng sinh vốn nội tại hạn chế, chất lượng vốn vay suy giảm vẫn là một rủi ro lớn đối với vốn của Agribank. Là ngân hàng có lượng tiền gửi lớn nhất, thuộc sở hữu nhà nước và có mạng lưới rộng lớn, 3/4 tài sản của Agribank được hưởng lợi từ các nguồn vốn của các cơ quan chính phủ và tổ chức quốc tế, được chuyển thành vốn vay. Nhưng đây cũng chính là nguyên nhân khiến tính thanh khoản của Agribank khá kém, các tài sản có độ thanh khoản cao chỉ chiếm 17% các nghĩa vụ nợ ngắn hạn.

Nợ xấu cao, tính thanh khoản kém, chiến lược kinh doanh kém linh hoạt và mức sinh lời thấp. Trong 4 tiêu chí để đánh giá sức khỏe của một ngân hàng thì Agribank đều đội sổ.

Vấn đề thƣơng hiệu Agribank

Gây dựng thương hiệu Agribank

Dõi theo quá trình phát triển có thể thấy, bắt đầu từ năm 2003, việc quảng bá thương hiệu Argribank bắt đầu được đẩy mạnh thông qua nhiều hoạt động tài trợ xã hội, từ thiện, văn hóa, thể thao. Trong đó đáng kể nhất là chi phí để trở thành “Nhà cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng chính thức” cho SEA Games 22 và PARA Games năm 2003. Táo bạo hơn nữa là việc đứng ra tài trợ giải bóng đá quốc tế mang tên Agribank Cup, bằng hợp đồng hợp tác 3 năm (2004 - 2006) với giá trị khoảng 2 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, đánh đổi lại thương hiệu Agribank cũng trở nên gần gũi hơn với đông đảo khách hàng và công chúng. Agribank đã được rất nhiều tổ chức cũng đã ghi nhận, vinh danh Agribank, như UNDP tháng 10/2007 với vị trí số 1 trong 200 doanh nghiệp lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam, Top 10 thương hiệu Việt Nam uy tín nhất năm 2008 tại giải Sao vàng đất Việt.

Hình 2.1 – Logo Agribank

(Nguồn Agribank Việt Nam) Thương hiệu Agribank bị giảm uy tín

Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực xây dựng vun đắp của rất nhiều tập thể, cá nhân, thì thời gian gần đây, tại nhiều đơn vị thuộc Agribank đã xảy ra hàng loạt sai phạm, mấu chốt vấn đề cũng chỉ là vì quan hệ, tiền bạc, động cơ tham nhũng, trục lợi. Bao nhiêu sự vụ đã nổ ra, bao nhiêu cán bộ, công nhân viên vi phạm bị kỷ luật, bị khởi tố và bị cách ly khỏi cộng đồng vì suy thoái đạo đức, tham ô tham nhũng? Câu trả lời là rất khó thống kê hết. Những đối tượng nói trên đã, đang bôi đen lên thương hiệu lớn này.

Một phần của tài liệu Quản trị marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)