Thiết kế chƣơng trình quảng bá thông điệp truyền thông

Một phần của tài liệu Quản trị marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai (Trang 33)

- Cơ cấu tổ chức theo mô phỏng, gồm cơ cấu theo dự án; theo kiểu ma trận; cơ cấu tổ chức kết Hợp Đồng.

1.5.2.2. Thiết kế chƣơng trình quảng bá thông điệp truyền thông

Bước 1, Xác định người nhận tin

- Phân tích tình hình về Khách hàng; Đối thủ cạnh tranh; Môi trường hoạt động; Hệ thống Marketing.

- Xác định đối tượng nhận tin: thông điệp được dựa trên: Nhu cầu, đặc điểm tiếp nhận thông tin của đối tượng; Nội dung của sản phẩm dịch vụ; Tính phù hợp với sự tiếp nhận và tạo được sự tin tưởng của đối tượng tiếp nhận.

Hình 1.5 – Chƣơng trình quảng bá thông điệp truyền thông

(Nguồn: Marketing Ngân hàng)

Bước 2, Xác định mục tiêu truyền thông (các giai đoạn sẳn sàng của người mua)

- Tăng sự nhận biết, hiểu biết, thiện cảm, ưa chuộng, ý định mua, hành động mua của khách hàng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng;

- Tăng lượng bán từ khách hàng hiện tại và lợi nhuận;

- Thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh, khách hàng chưa hề sử dụng sản phẩm;

- Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh; - Tạo sự gắn bó giữa ngân hàng và khách hàng.

Bước 3, Thiết kế thông điệp

Thông điệp là tổng hợp những thông tin về ngân hàng và sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng được chuyển tải đến khách hàng thông qua các phương tiện truyền tin như truyền hình, truyền thanh, báo chí… Những yêu cầu của một thông điệp.

- Phải tác động mạnh mẽ vào suy nghĩ của khách hàng; - Đảm bảo tính pháp lý của thông điệp quảng cáo;

- Thông điệp phải phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa của từng đối tượng khách hàng.

+ Nội dung thông điệp, gồm: Lời mời chào lý tính; Lời mời chào cảm tính; Lời mời chào đạo đức;

+ Hình thức thông điệp: Tiêu đề, màu sắc; Từ ngữ và âm thanh; Ngôn ngữ cơ thể ...

+ Kết cấu thông điệp, gồm: Lời kết; Cách lập luận; Cách sắp xếp;

+ Nguồn thông điệp, gồm: Tính chuyên môn; Mức độ đáng tin cậy; Mức độ được yêu thích.

Khi thiết kế hình ảnh, biểu tượng, nội dung và ngôn từ sử dụng cần chú ý các thông điệp quảng cáo nên thể hiện được “tính vui nhộn”, trẻ trung.

+ Xây dựng thông điệp tiếp thị bằng mô hình 4C:

Một mẩu thông tin đi thẳng ngay vào vấn đề cần nói, có tính liên quan cao, có giá trị và có sức thu hút sẽ gây được sự chú ý, quan tâm của khách hàng, những đối tượng của các phương tiện truyền thông, kích thích họ dẫn đến hành động.

Tác động và gây sự chú ý của khách hàng chủ yếu nhằm tạo ra giao tiếp có hiệu quả. Marketing hỗn hợp có thể sử dụng mô hình 4C, “Comprehension” (làm cho khách hàng hiểu được), “Connection” (tạo ra sự liên hệ), “Credibity” (tạo ra niềm tin) và “Contagiousness” (lan truyền).

Một phần của tài liệu Quản trị marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)