- Cơ cấu tổ chức theo mô phỏng, gồm cơ cấu theo dự án; theo kiểu ma trận; cơ cấu tổ chức kết Hợp Đồng.
1.5. Hệ thống Marketing hỗn hợp trong kinh doanh ngân hàng 1 Các công cụ xúc tiến hỗn hợp của Marketing ngân hàng
1.5.1. Các công cụ xúc tiến hỗn hợp của Marketing ngân hàng 1.5.1.1. Quảng cáo (Advertising)
Để giới thiệu một cách gián tiếp và đề cao những ý tưởng, sản phẩm theo ý đồ. Marketing ngân hàng có thể thực hiện quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí, Cataloge, phim ảnh, tờ rơi, ảnh poster, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo tại điểm mua hàng (POP)… Tuy nhiên, để tăng hiệu quả cần chú ý: Xác định mục
tiêu của quảng cáo; Yêu cầu của quảng cáo ngân hàng; Lựa chọn phương tiện quảng cáo; Đánh giá hiệu quả của hoạt động quảng cáo.
Chú ý phân biệt làm rõ hình ảnh thương hiệu, thông qua logo, màu sắc, thiết kế, hình ảnh… còn chân dung thương hiệu, thể hiện qua bản sắc và văn hoá thương hiệu, bao gồm cách đối đãi với khách hàng, chính sách lương thưởng, đồng phục nhân viên, cách giao tiếp, giờ làm việc và các chính sách phúc lợi khác.
Bên cạnh đó cần quan tâm đến:
- Quản lý chất lượng tổng hợp, xác định mức độ chất lượng, mức độ có thể thoả mãn cao nhất, đảm bảo mức định lượng phải phù hợp với mức chất lượng của những sản phẩm cạnh tranh thay thế.
- Phát triển nhãn hiệu và bao bì sản phẩm, phải hàm ý về lợi ích của sản phẩm; ý đồ về định vị; về chất lượng; tên nhãn hiệu phải dễ phát âm và dễ nhớ; không trùng hoặc không tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác; hợp với phong tục tập quán của thị trường mục tiêu.
- Quyết định lựa chọn bao gói sản phẩm, bảo đảm bốn chức năng, bảo quản và bán hàng hoá, thông tin về hàng hoá, thẩm mỹ, tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm với khách hàng và chức năng thương mại. Chú ý những yếu tố của một nhãn hàng tốt, gợi mở một tín hiệu về đặc tính của sản phẩm như lợi ích, giá trị sử dụng; dễ phát âm, đánh vần và dễ nhớ; dễ phân biệt với các nhãn hàng khác; thích nghi với sản phẩm mới để có thể thêm vào dòng sản phẩm sẵn có của doanh nghiệp.