Các giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Quản trị marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai (Trang 106)

- Khai thác tối đa người dùng chất lượng, cho phép đánh giá được mức độ

3.4.2 Các giải pháp kỹ thuật

* Công tác khách hàng

- Thực hiện phân loại khách hàng theo nhóm để thuận tiện trong việc chăm sóc khách hàng.

- Công tác chăm sóc khách hàng phải được thực hiện thường xuyên, định kỳ vào các ngày lễ, tết, ngày kỷ niệm của khách hàng…

- Giao quyền hạn, trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận nhân viên, nhất là nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng. Có chính sách khen thưởng động viên kịp thời đối với nhân viên có thái độ phục vụ tốt và thu hút được nhiều khách hàng.

- Tăng cường cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại phục vụ khách hàng kịp thời, nhanh chóng, chính xác.

- Phát triển khách hàng toàn diện, chú ý khách hàng đã có quan hệ sẽ được hướng dẫn sử dụng toàn bộ các dịch vụ hiện có của Agribank Gia Lai.

* Tăng cường công tác quảng bá sản phẩm dịch vụ đến khách hàng

- Đảm bảo xây dựng thương hiệu theo đúng các quy định chung của Agribank. Bắt đầu từ bộ biển hiệu, đồng phục… góp phần tạo sự đồng bộ, tạo các dấu hiệu dễ nhận biết về Agribank.

- Thực hiện quảng bá bằng băng rôn, panô, biển hiệu… theo mẫu thống nhất chung của Agribank.

- Tận dụng lợi thế của Agribank Gia Lai là có đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo để quảng bá sản phẩm dịch vụ của Agribank qua người thân, bạn bè… .

- Thực hiện các hoạt động Marketing trực tiếp như: Gửi thư, tờ rơi đến từng khách hàng, gửi lời giới thiệu về ngân hàng và sản phẩm dịch vụ tới từng khách hàng, tổ chức hội nghị khách hàng…

- Phòng (bộ phận) dịch vụ khách hàng và các phòng chuyên đề khác cần phối hợp chặt chẽ để giới thiệu chéo sản phẩm của Agribank đến tất cả khách hàng.

- Thực hiện các hoạt động khuyến mại khi cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới.

- Tăng cường các hoạt động tài trợ, từ thiện.

- Thực hiện văn hóa doanh nghiệp, phong cách giao dịch văn minh lịch sự nhằm quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế và uy tín Agribank Gia Lai đồng thời thu hút khách hàng.

* Nghiệp vụ thẻ và cá sản phẩm dịch vụ mới

- Thực hiện giao chỉ tiêu phát hành thẻ và chỉ tiêu vận động đăng ký sử dụng dịch vụ đến từng cán bộ viên chức trong toàn Agribank Gia Lai.

- Tăng cường vận động khách hàng tại chi nhánh đăng ký sử dụng các sản phẩm dịch vụ mới, bao gồm: Chùm dịch vụ Mobile Banking, dịch vụ gửi rút tiền nhiều nơi, thanh toán hóa đơn tiền điện qua Agribank Gia Lai, nhờ thu tự động… và các dịch vụ khác của Agribank triển khai theo từng thời kỳ.

- Vận động các đơn vị, các tổ chức, đặc biệt các đơn vị hưởng lương ngân sách trả lương qua tài khoản tại chi nhánh, nhất là các chi nhánh đã được trang bị máy ATM để nâng cao công suất hoạt động của máy.

- Chủ động tiếp cận, khảo sát các đơn vị kinh doanh đã có tài khoản mở tại Agribank ký kết hợp đồng lắp đặt máy EDC thanh toán thẻ, mở rộng các điểm đại lý chấp nhận thanh toán thẻ cho Agribank.

- Thường xuyên tổ chức học nghiệp vụ, nghiên cứu văn bản, đặc biệt cán bộ trực tiếp kinh doanh nắm rõ các văn bản, quy định nghiệp vụ thẻ và các sản phẩm dịch vụ mới nhằm triển khai thông suốt, an toàn, chính xác trong quá trình tác nghiệp, tránh những khiếu nại tranh chấp và rủi ro xảy ra đồng thời nâng cao chất lượng nghiệp vụ thẻ.

- Bố trí cán bộ làm nghiệp vụ thẻ thành thạo nghiệp vụ, xử lý nhanh nhạy, chính xác các phát sinh tạo uy tín và ấn tượng tốt với khách hàng. Thường xuyên giám sát các hoạt động máy ATM, không để máy ngừng giao dịch do các lỗi thường xảy ra như: hết tiền, hết hóa đơn, hết giấy nhật ký quỹ…

- Khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân thực hiện tốt công tác phát hành thẻ, phát triển sản phẩm dịch vụ mới.

3.5. Kiến nghị

Những giải pháp đề xuất trên có thể thực hiện và phát huy được hiệu quả cần có sự hỗ trợ từ các đơn vị quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu Quản trị marketing hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)