- Khai thác tối đa người dùng chất lượng, cho phép đánh giá được mức độ
2.3.3.1. Trong hoạt động tín dụng
Hiện nay, ở Việt Nam kinh doanh tín dụng là loại hình nghiệp vụ đem lại nguồn thu nhập cao nhất cho Ngân hàng. Hoạt động tín dụng có an toàn hiệu quả mới bảo toàn được vốn và tăng trưởng vốn, đảm bảo cho Ngân hàng ốn định và phát triển. Công tác Marketing trong hoạt động tín dụng của Agribank Gia Lai còn một số hạn chế:
- Chưa thực hiện tốt công tác giới thiệu sản phẩm mới, sản phẩm phù hợp tới từng đối tượng khách hàng cụ thể. Nên mức độ thu hút khách hàng vay về với Agribank Gia Lai chưa cao.
- Việc tiếp xúc khách hàng vay đôi khi cán bộ tín dụng còn đặt mình ở vị trí quan trọng hơn khách hàng, vẫn còn quan niệm khách hàng vay là người cần ngân hàng nên có những thái độ phục vụ chưa đúng mực dẫn đến việc mất đi những khách hàng vay tốt.
- Thời gian hoàn thiện bộ hồ sơ vay và giải ngân còn dài nên chưa thực sự làm hài lòng khách hàng đi vay khi phải chờ đợi.
Biểu đồ 2.7 – Thị phần Dƣ nợ của Agribank Gia Lai trên địa bàn tỉnh Gia Lai
(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Agribank Gia Lai)
Song song với việc đáp ứng nhu cầu vốn nội tệ, Agribank Gia Lai cũng luôn quan tâm tới việc đảm bảo nguồn ngoại tệ để kịp thời cung cấp cho khách hàng. Các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong nước đã thực hiện các giao dịch ngoại thương với các đối tác nước ngoài trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh.
Những mặt làm đƣợc:
- Nguồn vốn đầu tư tín dụng tiếp tục được cơ cấu lại theo hướng tích cực, tập trung cho vay vào nông nghiệp nông thôn, giới hạn cho vay các lĩnh vực khác, kiểm soát chặt chẽ dư nợ cho vay phi nông nghiệp.
- Củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, tích cực thu hồi nợ xấu, nợ có vấn đề, nợ xử lí rủi ro. Trong cho vay chú trọng chọn lọc kỹ khách hàng, nâng cao chất lượng thẩm định, kiểm tra giám sát món vay, chấp hành nghiêm túc quyền phán quyết cho vay.
- Một số chương trình chỉ đạo tín dụng được quan tâm thực hiện như cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn từ nguồn vốn tái cấp vốn của NHNN; cho vay gắn với phát triển dịch vụ ngân hàng.
- Cơ cấu dư nợ tiếp tục được bố trí hợp lý, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, phân tán rủi ro và đúng hướng chỉ đạo của ngành là ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn, giảm lĩnh vực phi sản xuất.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng đã được tăng cường. Việc sửa sai sau kiểm tra, kiểm soát đã được chí trọng. Công tác tổ chức sắp xếp lao động để tăng cường tín dụng nông nghiệp, nông thôn và hoạt động dịch vụ ngoài tín dụng.
Những mặt chƣa làm đƣợc:
- Công tác chỉ đạo điều hành còn quá chú trọng đến việc triển khai và chấp hành các văn bản chỉ đạo của cấp trên, việc nắm bắt diễn biến tình hình ở cơ sở còn chậm và chưa sâu sát.
- Quản lý tín dụng có chú trọng chỉ đạo, nhưng chất lượng tín dụng tại một số đơn vị trực thuộc chưa được cải thiện nhiều. Công tác xử lý nợ được triển khai tích cực nhưng hiệu quả chưa cao.
- Một số chi nhánh chất lượng tín dụng không tốt, không có tính bền vững, sai phạm trong quy trình và quản lý tín dụng, việc chấp hành kỷ cương trong điều hành chưa cao.
- Nợ xấu cao ở một số chi nhánh như: Yên Đỗ, Azunpa, Krông Pa, TP.Pleiku đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chung. Các chi nhánh vẫn chưa có biện pháp khắc phục cụ thể.
- Một số đơn vị chưa quan tâm quản lý tốt kỳ hạn nợ (gốc, lãi), chưa làm tốt nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng dẫn đến nợ xấu phát sinh.
- Giám sát, quản lý tài sản thế chấp, cầm cố không chặt chẽ, thiếu kiểm tra thường xuyên, đánh giá tài sản thế chấp quá cao so với thực tế, không dự tính đến những biến động giá cả thị trường và khả năng thu hồi cả gốc và lãi.
- Một số chi nhánh chưa quan tâm đến cho vay qua tổ nhóm. Dư nợ cho vay thông qua các Tổ chức đoàn thể giảm dần qua các năm.