- Khai thác tối đa người dùng chất lượng, cho phép đánh giá được mức độ
2.4. Phân tích SWOT về Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai 1 Điểm mạnh
2.4.1. Điểm mạnh
- Mạng lưới rộng khắp, với hơn 24 chi nhánh và phòng giao dịch, trải dài từ thành thị đến nông thôn, miền núi xa xôi đã giúp cho Agribank Gia Lai có những lợi thế riêng như: Thị phần ổn định; số lượng khách hàng dồi dào. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho Agribank Gia Lai dễ dàng phát triển mạnh thị trường bán lẻ.
- Thương hiệu mạnh so với các TCTD khác trong nước, được gầy dựng và củng cố qua nhiều năm cũng đã và đang tiếp tục giúp Agribank Gia Lai có những
đóng góp lớn trong việc thiết lập quan hệ, tạo dựng niềm tin đối với khách hàng trong và ngòai nước.
- Nhận được nhiều hỗ trợ từ Chính phủ và các tổ chức quốc tế như: ODA, AFD, ADB tài trợ cho những dự án phát triển nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hóa ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
2.4.2. Điểm yếu
- Chịu sự chi phối nhiều từ phía Chính phủ, nhiều nội dung hoạt động hoàn toàn không vì mục đích thương mại.
- Cơ chế quản lý hiện tại chưa đựơc phù hợp với tình hình hiện tại, vẫn còn tư tưởng của cơ chế xin – cho.
- Sản phẩm chưa đa dạng, còn nghèo nàn về sản phẩm, chất lượng dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người tiêu dùng.
- Năng lực tài chính còn yếu so với chuẩn mực quốc tế.
- Ngành nghề đầu tư chủ yếu là lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, đây là thị trừơng chịu nhiều tác động của yếu tố tự nhiên nên rủi ro thất thóat là rất lớn. Bên cạnh đó, doanh số cho trong lĩnh vực này nhỏ, nhưng số lượng khách hàng lại rất lớn nên khó theo dõi, quản lý nên tốn kém nhiều chi phí quản lý và đầu tư.
- Trình độ công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý kinh doanh còn giới hạn, đội ngũ cán bộ chưa đồng đều.
- Công tác quản trị rủi ro còn thấp, chưa có khả năng dự đoán và dự báo rủi ro. - Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, đặc biệt sự rộng khắp của mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch càng gây nhiều khó khăn cho quá trình cải tiến và đầu tư công nghệ cao.
2.4.3. Cơ hội
- Tốc độ phát triển kinh tế được dự đoán là khả quan trong tương lai.
- Cơ hội mở rộng thị trường từ việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO nên việc tiếp cận công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các ngân hàng nước ngòai rất cao.
- Tầm nhận thức của người dân đã dần cao, nhu cầu về chất lượng và việc sử dụng các tiện ích của ngân hàng càng lớn, nên cơ hội phát triển các sản phẩm mang tính công nghệ là có triển vọng.