- Khai thác tối đa người dùng chất lượng, cho phép đánh giá được mức độ
2.2.3. Đặc điểm môi trƣờng cạnh tranh
Khoảng 3 năm trở lại đây, các chi nhánh NHTM Nhà nước có lý do để lo ngại khi thị phần bắt đầu bị chia sẻ với sự gia nhập của các NHTM cổ phần.
Biểu đồ 2.1 - Thị phần huy động của các TCTD trên địa bàn
tỉnh Gia Lai năm 2005
(Nguồn: Báo cáo định kỳ của Agribank Gia Lai)
Nếu như năm 2007, trên địa bàn tỉnh Gia Lai mới chỉ có 2 NHTM cổ phần là Sài Gòn Thương Tín và Đông Á, thì đến nay đã có sự hiện diện của 10 đơn vị NHTM cổ phần. Chỉ riêng sự gia tăng về số lượng thành viên và sự mở rộng về mạng lưới của các chi nhánh NHTM cổ phần cũng đã tạo áp lực lớn lên khối NHTM nhà nước.
Biểu đồ 2.2 - Thị phần huy động của các TCTD trên địa bàn
tỉnh Gia Lai năm 2012
Hiện trên địa bàn tỉnh có 5 chi nhánh NHTM nhà nước, 10 đơn vị NHTM cổ phần, 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội, 1 Phòng Giao dịch Công ty tài chính Cao su và 6 Quỹ Tín dụng Nhân dân cơ sở. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Gia Lai, tỷ trọng vốn huy động và tín dụng của Phòng Giao dịch Công ty Tài chính Cao su và các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hiện vẫn rất nhỏ trong tổng cơ cấu vốn huy động và tín dụng của hệ thống ngân hàng trên địa bàn (chỉ khoảng 0,3% thị phần huy động vốn và 0,5% thị phần tín dụng). Do vậy, cơ cấu thị phần hoạt động ngân hàng trên địa bàn đang chia làm hai phần rõ rệt: Khối NHTM nhà nước và khối NHTM cổ phần.
Biểu đồ 2.3 - Thị phần huy động của các TCTD trên địa bàn
tỉnh Gia Lai qua các năm
(Theo nguồn: Báo cáo định kỳ của Agribank Gia Lai)
Những năm trước đây, khối NHTM nhà nước luôn chiếm thị phần áp đảo. Tuy nhiên, đến năm 2010, thị phần giữa hai khối trên đã có sự dịch chuyển đáng kể. Nếu như, tại thời điểm cuối năm 2007, khối NHTM nhà nước chiếm tỷ trọng tới 95,9% thị phần vốn huy động và 98,6% thị phần tín dụng; trong khi tỷ trọng của khối NHTM cổ phần chỉ là 3,7% và 0,9% thì năm 2011, tỷ trọng này của khối NHTM nhà nước đã giảm xuống còn 75,7% và 89,5%; trong khi khối NHTM cổ phần đã tăng lên tương ứng là 24% và 10%.
Biểu đồ 2.4 - Thị phần tín dụng của các TCTD trên địa bàn
tỉnh Gia Lai năm 2005
(Theo nguồn: Báo cáo định kỳ của Agribank Gia Lai)
Ngoài quy mô lớn, mạng lưới trải rộng, các chi nhánh NHTM nhà nước đã có một lượng lớn khách hàng truyền thống, cùng chia sẻ những thuận lợi cũng như khó khăn trong một thời gian dài. Nên trong cơ cấu thị phần ở hai hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, khối NHTM nhà nước hiện vẫn đang chiếm ưu thế.
Biểu đồ 2.5 - Thị phần tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2012
Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây, khối NHTM cổ phần cũng đã không ngừng lớn mạnh. Xu hướng này được dự báo là sẽ còn tiếp tục trong những năm tới. Cụ thể là cuối năm 2012, sẽ có thêm NHTM cổ phần Liên Việt mở chi nhánh tại Gia Lai.
Hơn nữa, với sự tập trung đẩy mạnh hoạt động dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tăng cường đầu tư về mạng lưới, nhân sự và công nghệ, các chi nhánh NHTM cổ phần cho thấy là họ đang sẵn sàng cạnh tranh toàn diện với các chi nhánh NHTM nhà nước trong cung cấp sản phẩm dịch vụ, thu hút khách hàng qua sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm dịch vụ, tạo nền tảng để nâng cao thị phần.
Biểu đồ 2.6 - Thị phần tín dụng của các TCTD trên địa bàn tỉnh Gia Lai qua các năm
(Theo nguồn: Báo cáo định kỳ của Agribank Gia Lai)
Do vậy, sự dịch chuyển về thị phần trong thời gian tới là tất yếu và gắn liền với chiến lược của từng ngân hàng. Hoạt động ngân hàng theo đó sẽ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn và phía sau sự cạnh tranh đó không chỉ là sự dịch chuyển về thị phần, mà còn hứa hẹn mang lại lợi ích cho khách hàng nói riêng và cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung.