- Khai thác tối đa người dùng chất lượng, cho phép đánh giá được mức độ
3.5.4. Kiến nghị đối với Ban Lãnh đạo Agribank Gia La
- Tổ chức, duy trì thường xuyên các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ.
- Quan tâm hơn nữa đến chiến lược con người để phát huy và khai thách mọi tiềm năng, thế mạnh của các cán bộ nhân viên ngân hàng. Đặc biệt, khâu tổ chức tuyển dụng đến khâu bố trí công việc phải rất cẩn thận, khoa học, hợp lý.
- Xây dựng tư duy kinh doanh theo quan điểm Marketing vào tất cả các phòng ban, cán bộ nhân viên ngân hàng.
- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên các mặt nghiệp vụ, kiên quyết chỉ đạo khắc phục kịp thời những tồn tại phát hiện qua kiểm tra. Xử lý linh hoạt các vấn đề đặt ra trong kinh doanh gắn lợi ích trước mắt với lâu dài.
- Thực hiện khoán tài chính; gắn chặt lợi ích vật chất với kết quả lao động của từng người lao động thường xuyên động viên, khen thưởng những người làm tốt có hiệu quả cao, đồng thời xử lý nghiêm minh những cán bộ vi phạm nội quy, quy chế.
- Không ngừng đổi mới, cải tiến phong cách phục vụ khách hàng, cải tiến nghiệp vụ, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trên địa bàn.
- Xây dựng hình ảnh Agribank Gia Lai trong lòng công chúng bằng cách quảng cáo về sự an toàn, tiện lợi, tiết kiệm khi đến và sử dụng các dịch vụ ngân hàng, tổ chức khuyến mại, tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo khoa học... Để thu nhận được các ý kiến phản hồi từ bạn hàng, khách hàng của ngân hàng.
Kết luận Chƣơng 3
Từ những mặt còn hạn chế trong hoạt động Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai đã được bàn đến trong Chương 2, cùng những định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Gia Lai cũng như mục tiêu phát triển kinh doanh của ngân hàng, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai. Các giải pháp được tác giả đưa ra bao gồm: Các giải pháp chính trong hoạt động xúc tiến hỗn hợp, định vị thị trường, chính sách nhân sự, chiến lược sản phẩm...; Các giải pháp hỗ trợ liên quan đến công tác quản lý, điều hành, kiểm tra... Cùng các kiến nghị cụ thể với Nhà nước, với Ngân hàng Nhà nước, với Agribank và Ban lãnh đạo Agribank Gia Lai trong tình hình kinh doanh ngân hàng hiện nay. Qua đó, tác giả mong muốn các giải pháp và kiến nghị sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Agribank Gia Lai ngày càng phát triển bền vững và mạnh mẽ hơn, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Gia Lai trong những năm tiếp theo.
KẾT LUẬN
Qua luận văn tác giả muốn nhấn mạnh việc triển khai Marketing hỗn hợp 7P trong kinh doanh ngân hàng sẽ tạo ra mô hình chiến lược Marketing sáng tạo, linh hoạt, uyển chuyển giúp các ngân hàng tạo được lợi thế so với các đối thủ. Từ thực tế hoạt động cho thấy Argribank Gia Lai đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện kết quả kinh doanh. Kết quả này có được phần lớn xuất phát từ sự quan tâm thích đáng của Argribank cũng như Ban lãnh đạo Agribank Gia Lai. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động Marketing của Argribank Gia Lai cũng bộc lộ nhiều mặt yếu kém, trong đó rõ nét nhất là do quan điểm tư duy, mặt khác do sự phối hợp thực hiện, cũng như tính thiếu chuyên nghiệp trong việc thực thi. Đặc biệt, hoạt động Marketing hỗn hợp vẫn chưa được hoàn thiện và sử dụng hiệu quả.
Từ tình hình thực tế khách quan đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing hỗn hợp tại Agribank Gia Lai, như: Định vị thị trường mục tiêu; Chính sách nguồn nhân lực; Xây dựng cơ sở vật chất, công nghệ thông tin; Chiến lược sản phẩm; Chính sách Lãi suất và phí dịch vụ; Chiến lược phân phối; Chiến lược xúc tiến hỗn hợp; Hoạch định chiến lược khách hàng... cùng một số kiến nghị với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Agribank.
Tác giả mong muốn các giải pháp và kiến nghị trên sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Agribank Gia Lai ngày càng phát triển bền vững và mạnh mẽ hơn, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Gia Lai trong những năm tiếp theo.