- Khai thác tối đa người dùng chất lượng, cho phép đánh giá được mức độ
3.4. Giải pháp đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch vụ tại Agribank Gia Lai 1 Các giải pháp chung
3.4.1 Các giải pháp chung
* Nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh
Nâng cao về chất lượng, hiệu quả và đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, tạo được niềm tin, thu hút khách hàng sử dụng toàn diện các sản phẩm dịch vụ cả về chất lượng lẫn số lượng, khả năng cạnh tranh, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ truyền thống tạo nền tảng vững chắc cho việc phát triển sản phẩm dịch vụ hiện đại.
* Thay đổi quan niệm, nhận thức về ngân hàng hiện đại
Thay đổi quan niệm về ngân hàng hiện đại trong mỗi cán bộ viên chức Agribank Gia Lai bằng các biện pháp thực hiện một cách đồng bộ, thường xuyên, và có thời gian:
- Tuyên truyền đây là nhiệm vụ của toàn thể cán bộ viên chức Agribank Gia Lai, nghiên cứu phát triển sản phẩm dịch vụ phải là hoạt động thường trực đối với mỗi nhân viên Agribank Gia Lai, những người trực tiếp cung cấp sản phẩm dịch vụ tới khách hàng, nắm được ưu khuyết điểm cũng như những bất cập, thiếu sót của mỗi sản phẩm dịch vụ.
- Tổ chức các buổi học tập, bồi dưỡng nhận thức về sản phẩm dịch vụ từ cán bộ quản lý các phòng ở Hội sở đến giám đốc các chi nhánh, Phòng giao dịch trực thuộc. Giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ hiện tại, các sản phẩm còn thiếu và cần có trong tương lai.
- Mở rộng công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức ra toàn bộ cán bộ nhân viên của chi nhánh.
* Giải pháp về quản trị điều hành
- Nâng cao trách nhiệm cá nhân, theo đó cần phải đào tạo cán bộ đa năng, mỗi cán bộ ngân hàng là một tuyên truyền viên, giao dịch viên, thực hiện được nhiều sản phẩm dịch vụ để thu hút khách hàng.
- Hình thành bộ phận và đội ngũ cán bộ chuyên sâu từng nhóm sản phẩm dịch vụ: Phòng chuyên đề tại Hội sở và cán bộ chuyên sâu tại chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc, có chính sách thu hút những cán bộ chuyên sâu.
- Tăng cường chức năng quản lý, kiểm soát, tăng tính chính xác, giảm sai sót của quá trình cung ứng các sản phẩm dịch vụ.
- Thực hiện cơ chế lương thưởng theo kết quả kinh doanh; có cơ chế giao khoán riêng cho từng nhóm sản phẩm dịch vụ, trong đó tập trung vào phát triển nhóm sản phẩm dịch vụ mới.