- Khai thác tối đa người dùng chất lượng, cho phép đánh giá được mức độ
3.3.5. Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu nợ xấu:
- Mở rộng tín dụng:
+ Chủ động mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng nhưng có chọn lọc, chú ý khách hàng làm ăn tốt, dự án có hiệu quả, khả thi, lĩnh vực đầu tư ít rủi ro và phát huy thế mạnh của địa phương, cụ thể là: tiếp tục khai thác các dự án thủy điện nhỏ, tiếp cận, tăng trưởng hợp tác toàn diện với các công ty cao su, cà phê, mía đường, binh đoàn 15…
+ Đẩy mạnh hơn nữa cho vay qua tổ vay vốn thuộc các tổ chức Hội nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh. Tổng kết, đánh giá nghiêm túc và có biện pháp khắc phục về việc sụt giảm dư nợ cho vay qua tổ hội chính trị xã hội.
+ Phân tích khả năng tăng trưởng tín dụng theo địa bàn và từng chi nhánh trực thuộc theo các tiêu chí như: chất lượng tín dụng, mức độ quá tải, rủi ro do môi trường, năng lực điều hành của lãnh đạo, năng lực tài chính để có kế hoạch tăng trưởng tín dụng và điều hành lãi suất cho vay phù hợp với từng địa bàn, từng chi nhánh.
- Thực hiện tốt các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng như:
+ Coi trọng khâu quản lý vốn vay, ngang tầm với khâu quyết định cho vay, thường xuyên kiểm tra, giám sát khách hàng sử dụng vốn vay, quản lý dòng tiền, kiểm soát chứng từ chứng minh đối tượng sử dụng vốn.
+ Tăng cường công tác kiểm tra chuyên đề, kiểm tra chéo giữa các chi nhánh nhằm học tập kinh nghiệm lẫn nhau và giúp mỗi chi nhánh, mỗi cán bộ tự hoàn thiện mình.
+ Quản lý theo dõi sâu sát đến từng chi nhánh, từng cán bộ tín dụng, từng khoản nợ và có biện pháp xử lý kịp thời, quy trách nhiệm rõ ràng khi có hậu quả xấu phát sinh.
+ Thường xuyên chú trọng và nâng cao chất lượng đánh giá phân loại khách hàng, phân tích kinh tế - tài chính doanh nghiệp, phân loại nợ, phân tích yếu tố rủi ro theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế.
+ Thực hiện phân cấp quản lý tín dụng theo trình độ, năng lực, kinh nghiệm công tác của mỗi cán bộ tín dụng, thực hiện luân chuyển địa bàn cán bộ tín dụng định kỳ không quá 18 tháng theo chỉ đạo của Trụ sở chính.
+ Tổ chức tập huấn, kết hợp kiểm tra nghiệp vụ đối với 100% cán bộ tín dụng.
- Tăng cường thu hồi nợ xấu:
+ Chỉ đạo từng chi nhánh trực thuộc có nợ xấu trên 2% phải xây dựng phương án xử lý nợ, có kế hoạch, chương trình cụ thể đến từng món nợ để xử lý nhanh, xử lý mạnh và có hiệu quả.
+ Tranh thủ mạnh mẽ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các sở, ban ngành và đặc biệt là các cơ quan pháp luật để xử lý kiên quyết đối với các đối tượng chây ỳ, khó thu.
+ Kiện toàn và tăng cường vai trò chỉ đạo tốt xử lý nợ, tiếp tục coi trọng quảng bá thông tin về xử lý bán tài sản bảo đảm nợ vay.
+ Đề cao trách nhiệm cá nhân, gắn trách nhiệm cho vay với trách nhiệm xử lý nợ, trách nhiệm vật chất do để mất vốn, gắn kết quả xử lý thu hồi nợ với hưởng lương kinh doanh V2.
+ Tăng cường biện pháp khởi kiện trong điều kiện thực hiện Luật tố tụng mới là giao thẩm quyền giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại cho tòa án cấp huyện và tương đương.