Nguyên nhân do bệnh tật Khi bị bệnh dạng toàn thân hay cục bộ có thể khiến cho khả năng

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 1) (Trang 94)

giãn nở của cơ trơn đường ruột dạ dày thấp xuống, dịch tiêu hoá tiết ra ít, men giảm từ đó dẫn đến tình trạng nhu cầu ăn uống cũng giảm xuống. Chẳng hạn, khi bị viêm loét dạ dày, bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và hạ tầng niêm mạc, tác động đến đầu dây thần kinh nội tại của dạ dày, khiến cho độ giãn nở của dạ dày suy giảm; khi mắc một loại bệnh dạng toàn thân nào đó, chất độc trong vi-rút có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của đường tiêu hoá; người bị mắc bệnh thận có thể dẫn đến triệu chứng phù nề đường tiêu hoá, tâm lực suy kiệt hoặc chảy máu đường tiêu hoá... Tất cả những triệu chứng trên đây đều có thể làm cho trẻ có cảm giác chán ăn; khi bị sốt và chất độc trong vi khuẩn cũng có thể ảnh hưởng đến trung khu thần kinh thực vật, làm giảm nhu cầu ăn uống; khi bị táo bón thường xuyên cũng có thể gây ra hiện tượng chán ăn ở trẻ, còn sự thay đổi mạnh mẽ về tình cảm hoặc những buồn phiền, lo lắng lúc mang bệnh đều có thể ảnh hưởng đến

hoạt động của trung khu thực vật.

Nghiên cứu những năm gần đây đã xem hiện tượng chán ăn ở trẻ là một trong những biểu hiện thời kỳ đầu của tình trạng thiếu kẽm trong cơ thể bé, do thiếu chất kẽm nên đã ảnh hưởng đến vị giác rồi ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, nhu cầu ăn uống giảm xuống lại làm cho quá trình hợp thành của axit nucleic và protein giảm, hoạt tính của các loại men chứa kẽm mà chức năng tiêu hoá và trao đổi chất cũng giảm theo, khiến cho quá trình tăng trưởng thể chất chậm lại và ở trạng thái thấp. Đã có bài viết cho biết, người ta đã sử dụng zinc gluconate để chữa trị triệu chứng chán ăn cho hơn 400 bé và đã có 85% trường hợp được cải thiện và đạt được sự tiến triển rõ rệt về chiều cao, cân nặng.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 1) (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w