mọc sớm vào tháng thứ 4 hoặc mọc muộn vào tháng thứ 10, điều này là bình thường. Ví dụ: sau 10 tháng răng sữa vẫn chưa mọc cũng không cần phải quá lo lắng chỉ cần trẻ không bị mắc bệnh gì khác, cá biệt có trẻ đến 1 tuổi mới mọc chiếc răng đầu tiên. Nếu trong giai đoạn này cho trẻ gặm bánh bích qui, lát bánh bao khô, lát bánh mì sẽ giúp răng sữa mọc.
2. Nuôi bộ nên dùng sữa bột
Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tự nhiên tuyệt vời nhất cho trẻ, vì vậy không có lý do gì chúng ta lại không để cho trẻ ăn bằng sữa mẹ. Nếu như người mẹ có sữa ít hoặc do nhiều nguyên nhân dẫn đến không thể dùng sữa mẹ, có thể cân nhắc lựa chọn các sản phẩm sữa thay cho sữa mẹ. Các sản phẩm sữa này ngoài yêu cầu đảm bảo về số lượng và hàm lượng vitamin gần giống như sữa mẹ còn phải dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ, để trẻ có thể phát triển khoẻ mạnh bình thường. Trong số các sản phẩm thay thế sữa mẹ trước tiên phải lựa chọn là sữa bò và sữa bột. Nếu so sánh với sữa mẹ chất lượng của sữa bò chưa thể đạt tiêu chuẩn như sữa mẹ, nhưng nó cũng là nguồn dinh dưỡng phụ thay thế tạm thời hữu hiệu cho trẻ mỗi khi người mẹ phải công tác xa nhà. Trong những năm gần đây, các công ty sản xuất sữa đã tung ra thị trường rất nhiều sản phẩm từ sữa bò cho trẻ thay thế sữa mẹ. Một trong số những sản phẩm đó là sữa bột được sản xuất chủ yếu từ sữa bò, gần giống với các thành phần chủ yếu trong sữa mẹ, đồng thời khắc phục được những nhược điểm của sữa bò. Vì trong sữa bò nguyên chất nếu được dùng ngay thì rất tốt cho trẻ vì hàm lượng vitamin trong sữa bò tươi là rất lớn. Tuy nhiên, nếu như trong quá trình xử lý sữa bò không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, sữa không được tiệt trùng, sữa rất dễ bị lên men. Nếu cho trẻ dùng loại sữa này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ sau này. Còn các sản phẩm sữa bột đã qua nhiều khâu tiệt trùng chất lượng được đảm bảo hơn nhưng… hàm lượng đạm Nitơ lại cao hơn so với sữa mẹ gấp 1 lần. Bên cạnh đó hàm lượng SigA, Fe, và các chất hoà tan vi khuẩn trong sữa bột lại thấp hơn so với sữa mẹ. Ngoài ra giá thành của những loại sữa bột này cũng rất đắt và có một số hạn chế nhất định khi sản xuất. Vì vậy các giáo sư dinh dưỡng học cho rằng sữa bột, sữa bò chỉ dùng cho trẻ ăn trong những trường hợp tạm thời, bất khả kháng, mà không nên lạm dụng thường xuyên, chỉ
có sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ nhỏ.
3. Tác hại khi cho trẻ ngậm núm vú
Trong những năm trở lại đây các gia đình nhỏ thế hệ thứ ba càng ngày càng nhiều, trong gia đình cả vợ chồng đều là công nhân viên chức, sau khi tan giờ làm về nhà thường bận làm túi bụi việc nấu nướng cũng như việc nhà. Mong muốn duy nhất của đôi vợ chồng trẻ đối với các bé là không được khóc, không phải bế, cứ để cho trẻ nằm trên giường, trên ghế Sôfa, hoặc đặt trong xe đi bộ và kèm theo đó là cho trẻ ngậm một cái núm vú để không phải trông bé. Bé thấy trong miệng có cái "ăn" nhất định sẽ ngoan không quấy bố mẹ nữa. Quả thật, khó khăn trước mắt đã được giải quyết êm, nhưng nếu cứ sử dụng hình thức đối phó này, sẽ có hại rất nhiều cho bé. a. Trẻ ngậm núm vú trong miệng, thường có hành động mút tay vô thức, lâu ngày sẽ trở thành thói quen, nếu không cho trẻ ngậm núm vú nữa thì trẻ sẽ không biết chơi gì ngoài mút tay, điều này tạo nên một thói quen bất bình thường. Có bé sau khi không cho ngậm núm vú nữa đến tối khi đi ngủ lại đòi ngậm, nếu không ngậm thì không ngủ và quấy khóc, khi đó muốn sửa tật thì rất khó. b. Khi trẻ ngậm núm vú, dù trong núm không có lỗ thông nhưng không khí từ bên ngoài vẫn len vào bên trong đường dạ dày, dẫn đến trẻ dễ bị trướng khí ợ sữa ra ngoài, nếu không cẩn thận có thể bị viêm phổi cấp tính, viêm tai giữa, nặng có thể ngạt thở chết. c. Không khí vào trong đường ruột làm cho bụng trướng lên, hoạt động của đường ruột tăng lên, trẻ
d. Nếu trẻ đang mọc răng non mà thường cho ngậm núm vú sẽ làm cho răng non mọc không đều nhau ảnh hưởng đến lợi, thức ăn khó tiêu, ngoài ra còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt, phát
âm không rõ.
4. Uống nhiều sữa bò sẽ bị bệnh thiếu máu và bệnh đau mắt đỏ Người xưa thường có câu "Sinh con thì dễ mà nuôi con mới khó"… Nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh con một thời gian do muốn cai sữa sớm hoặc thường xuyên phải công tác xa nhà thường cho trẻ ăn sữa bò thay vì ăn sữa mẹ, một điều không thể phủ nhận là sữa bò không chỉ cần thiết cho trẻ sơ sinh mà còn cần thiết cho cả người lớn nữa. Nhưng để sử dụng sữa bò như thế nào cho hiệu quả, nhất là đối với trẻ nhỏ đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức nhất định trước khi dùng nếu không sẽ "lợi bất cập hại". Sau đây là hai lý do chúng tôi đưa ra để giúp bạn đọc hiểu thêm về tác hại của
sữa bò đối với trẻ nhỏ.
a. Hàm lượng Fe trong sữa bò không nhiều (trong 100ml sữa bò thì chỉ có 0,15mg Fe) hơn nữa khả năng hấp thụ Fe của trẻ rất thấp (chỉ 10%). Do vậy thực tế trẻ hấp thụ Fe không nhiều. b. Một số trẻ lại có biểu hiện mẫn cảm với sữa bò, trong thành phần máu của những bé này xuất hiện những kháng thể nóng dị ứng với sữa bò tươi làm cho dạ dày thường xuyên bị chảy máu. Được biết, mỗi ngày chúng ta cho trẻ ăn trên 1000ml sữa bò tươi sẽ khiến cho trẻ xuất hiện chứng xuất huyết dạ dày mãn tính. Ngày ngày trôi qua lượng máu mất đi càng nhiều sẽ dẫn đến mắc bệnh thiếu máu. Đối với những bé mắc bệnh này chỉ có thể chẩn đoán chính xác nhất bằng cách kiểm tra xem trong phân của trẻ có nhiều máu hay không. Nếu như bị thiếu máu do cho trẻ ăn sữa bò mang lại, có nghĩa là trẻ đã bị thiếu máu do dùng sữa bò. Phương pháp chữa trị tốt nhất là giảm tối thiểu cho trẻ dùng sữa bò tươi, mỗi ngày chỉ nên cho trẻ dùng dưới 50ml hoặc cho trẻ ăn sữa bột thay thế (trong bột sữa có một hợp chất có thể tiêu diệt được kháng thể nóng kị sữa bò). Ngoài ra cần kịp thời bổ sung những thức ăn có nhiều chất sắt để hồi phục máu cho trẻ. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe câu nói "uống sữa mỏi mắt" muốn ám chỉ trẻ nhỏ khi uống quá nhiều sữa mà không được ăn thức ăn bổ sung sẽ dễ bị đại tiện táo, khiến cho hai mắt cứ nhíu lại. Trẻ càng uống nhiều sữa bò sẽ đại tiện càng khó so với trẻ được uống bằng sữa mẹ. Vì hàm lượng Vitamin có trong sữa bò nhiều hơn sữa mẹ cao gấp một lần, nếu mỗi ngày chúng ta lại cho trẻ uống đủ nước lọc trẻ sẽ càng đại tiện táo hơn. Có khi phải từ một đến hai ngày mới đi một lần. Cách chữa trị hiệu quả nhất đối với những trẻ mắc chứng bệnh này là cứ hai lần cho trẻ ăn sữa thì lại cho trẻ một lần nước mật ong hoặc có thể pha trực tiếp mật ong với sữa bò, chú ý không nên dùng đường vì trong đường có một số chất làm phân huỷ thành phần của sữa làm trẻ dễ bị đi ngoài. Ngoài ra, có thể pha sữa bò với một chút nước cháo loãng sẽ rất tốt cho việc tiêu hoá của trẻ. Đối với những trẻ tiết ra quá nhiều dịch ở tuyến lệ, mắt đỏ xung quanh giác mạc là do trẻ hay dụi mắt hoặc do vệ sinh không sạch sẽ mắt bị nhiễm bẩn dẫn đến viêm kết mạc, hoàn toàn không phải
do uống sữa bò mắc phải.
5. Sớm cho trẻ ăn bổ sung
Trẻ càng lớn, nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể càng nhiều hơn, chất và lượng của sữa mẹ sau 4 tuần giờ không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ nữa. Vì vậy, nhất định chúng ta phải tăng cường chất lượng dinh dưỡng cho trẻ bằng cách ăn thêm thức ăn bổ sung. Ngoài ra, khi trẻ lớn lên, răng cũng mọc ra, chức năng hấp thụ, tiêu hoá của dạ dày cũng dần tốt hơn, việc ăn uống của trẻ cũng dễ dàng hơn. Đồng thời khi cho trẻ ăn thêm thức ăn bổ sung càng sớm thì đến giai đoạn cai
sữa sẽ càng dễ dàng hơn.
Trình tự cho trẻ ăn bổ sung
Trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi, tuỳ từng mùa mà lựa chọn những loại hoa quả tươi có hàm lượng Vitamin C phong phú như cam, dưa hấu, lê ép lấy nước. Mỗi ngày cho trẻ ăn từ một đến hai lần,
Trẻ từ 3 đến 4 tháng tuổi, bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn có nhiều tinh bột như các loại bánh sữa hoặc bột gạo. Trong thời gian này do tuyến nước bọt của trẻ tiết ra nhiều nên cho trẻ ăn những loại thức ăn chứa nhiều tinh bột sẽ rất tốt cho sự phát triển cơ thể, vóc dáng trẻ sau này. Tuy nhiên trong thời gian này bạn nên tập cho trẻ ăn bằng thìa cà phê để trẻ quen ăn thìa và rèn luyện khả năng nuốt thức ăn.
Trẻ từ 4 đến 5 tháng tuổi, lúc này lượng sắt trong cơ thể người mẹ đã cạn kiệt dần, do vậy cần cho trẻ ăn thay thế bằng những thức ăn có nhiều chất sắt như cá, gan lợn, máu động vật. Ngoài ra, có thể cho trẻ ăn rau cải, cà rốt, hoa quả. Chú ý những loại thức ăn bổ sung Fe kể trên đều phải đánh
nhuyễn để trẻ dễ nuốt.
Trẻ từ 6 đến 7 tháng tuổi, bắt đầu cho trẻ ăn cháo, thịt xay, cá hấp, trứng hấp, gan lợn, rau, đậu phụ, bách diệp. Ngoài ra còn có thể cho trẻ ăn bánh quy, các loại bánh nướng để tăng cường khả năng
phát triển của răng, lợi.
Trẻ từ 10 đến 12 tháng, ngoài cháo và bánh mì có thể cho trẻ ăn dần cơm, bánh mần thầu, rau. Thông thường các bà mẹ khi cho trẻ ăn thường quen với việc cho trẻ chỉ bú sữa mẹ trong 4 tháng không cho ăn thêm bất cứ một loại thức ăn bổ sung nào nên trẻ thường bị thiếu Vitamin D. Do vậy cách tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện chúng ta nên thực hiện theo đúng trình tự ở trên. Ngoài ra khi cho trẻ ăn thức ăn bổ sung nên chú ý một số điểm sau:
+ Ăn từng lượng ít một sau đó tăng dần.
+ Thức ăn từ loãng đến đặc dần, sau đó mới cho ăn thức ăn thô. + Thức ăn từ nhỏ đến thô dần. Ví dụ cho ăn nước ép rau, ép trái cây, để trẻ quen tập nuốt. + Mỗi lần cho trẻ ăn một loại thức ăn mới, cần đợi cho trẻ ăn quen một thời gian rồi hãy cho ăn loại khác. Nếu trẻ không muốn ăn ta không nên ép, đợi vài ngày sau lại thử, cứ như vậy trẻ sẽ quen ăn dần.
+ Mỗi khi cho trẻ ăn một loại thức ăn mới phải dựa vào khả năng tiêu hoá, hấp thụ của trẻ mà thay đổi thức ăn sao cho thích hợp. Tránh tình trạng nhồi, ép cho trẻ ăn thật nhiều loại thức ăn cùng một lúc, hoặc cho ăn thật nhưng trẻ sẽ mau chán, tiêu hoá kém.
6. Phương pháp và thời gian cai sữa
Thông thường từ 10 đến 12 tháng tuổi các bà mẹ thường tiến hành cai sữa. Lúc này trẻ đang mau lớn, nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi phải được cung cấp nhiều hơn, nguồn sữa quý báu của người mẹ không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ. Tiếp đến khi trẻ mọc răng cũng là lúc chức năng tiêu hoá của trẻ tốt dần có thể hấp thụ được những thức ăn ở thể lỏng và thể đặc. Hơn nữa nếu các bà mẹ cai sữa càng muộn sẽ càng ảnh hưởng không tốt đến tâm lý đòi bú sữa của trẻ chỉ muốn bú mẹ không muốn ăn cháo, cơm và những loại thức ăn bổ sung khác. Điều này khiến trẻ mau gầy, cơ thể yếu, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm thông thường. Cai sữa là một quá trình đòi hỏi phải được thực hiện dần dần. Chúng ta vừa cho trẻ dùng thức ăn bổ sung vừa có thể kết hợp cho trẻ bú một lần sữa rồi lại cho ăn thức ăn bổ sung. Sau đó mỗi ngày thay vì không cho trẻ bú sữa từ 2 đến 3 lần, ta có thể cho trẻ dùng thức ăn bổ sung. Cứ thực hiện kiên trì, liên tục theo cách này đảm bảo khi trẻ được từ 10 đến 12 tháng tuổi các bà mẹ có thể dễ dàng cai sữa cho bé. Nếu thời gian cai sữa diễn ra vào mùa hè có thể kéo dài đến mùa thu bởi vì cai sữa vào mùa hè thường làm cho trẻ tiêu hoá kém, dễ mắc các bệnh đường ruột. Nếu trẻ bị mắc bệnh, các bà mẹ nên ngừng cai sữa đợi trẻ khoẻ mạnh trở lại rồi mới tiếp tục cai sữa. Một số bà mẹ thường dùng các mẹo để cai sữa cho trẻ, ví dụ như dùng thuốc mỡ đen bôi lên đầu ti, buổi tối trẻ thường khóc đòi bú, khi nhìn thấy đầu vú của người mẹ có màu thuốc mỡ đen sẽ sợ và không dám đòi bú nữa, có người muốn cai sữa bằng cách trốn về nhà bà ngoại khi đó trẻ không thấy mẹ đâu nên cũng không bú được. Cuối cùng các bà mẹ cũng thành công, mình đã cai được sữa nhưng chỉ được có một nửa bởi lẽ trẻ bị cai sữa như vậy sẽ khiến cho dạ dày tiết ra nhiều axit, ảnh
hưởng đến chức năng co bóp của dạ dày. Trẻ thường có biểu hiện khóc nhiều, ăn ít, nếu cho trẻ thức ăn bổ sung thì trẻ thường bị đi ngoài. Mặt khác khi trẻ bị cai sữa theo những cách này sau này thường có tâm lý hay cáu kỉnh, bực dọc, tính kiềm chế, sức chịu đựng kém. Vì vậy các bác sỹ khuyên rằng thời gian cai sữa nên kéo dài đến 2 năm tuổi, để tránh mọi hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, các bà mẹ nên cai sữa bằng phương pháp cho trẻ dùng những biện pháp chữa mẹo kể trên. Có như vậy trẻ mới có đủ chất dinh dưỡng để
phát triển khoẻ mạnh.