Thế nào là bệnh vàng da? Cách phòng tránh

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 1) (Trang 37)

Bệnh vàng da hay còn gọi là bệnh não Bilirubin là chỉ bệnh do nồng độ Bilirubin gián tiếp tự do trong huyết thanh tăng cao rõ rệt, xuyên qua lá chắn huyết não đi vào thực chất não làm cho thần

kinh não viêm, từ đó sinh ra hàng loạt triệu chứng rối loạn chức năng não.

Bệnh vàng da ở trẻ mới sinh được biểu hiện thành 4 thời kỳ, kỳ đầu tiên là thời kỳ cảnh giác, trẻ quá phấn khích, thời gian thức dài, hay giật mình, khóc to hoặc thích ngủ, không ăn, không khóc, không hoạt động gì. Kéo dài chừng 12-14h thì bước vào thời kỳ thứ hai, tức là thời kì co giật. Ở trẻ

xuất hiện hiện tượng động kinh, thần trí đờ đẫn, hai mắt mở to, tứ chi co cứng, chảy nước dãi, môi thâm tím. Một số đứa trẻ còn thấy có triệu chứng sốt, nặng thì có thể dẫn đến tắc thở, tử vong. Thời

kỳ này thường kéo dài 24 - 48h. Thời kỳ thứ ba là thời kỳ hồi phục. Số lần động kinh ở trẻ giảm đi, thần trí hồi phục, xuất hiện di chứng vào 2 - 4 tháng sau khi sinh. Thời kỳ thứ tư là thời kỳ di

chứng. Trẻ yếu, não bị liệt, chậm chạp, nhãn cầu khó di chuyển...

Một khi bệnh phát sinh, tuyệt đại đa số đều để lại di chứng sau này. Hiện nay chưa có cách chữa trị. Do vậy việc phòng bệnh này là rất quan trọng. Vậy trong gia đình làm thế nào để đề phòng phát

sinh bệnh này?

Trước tiên khi phát hiện da của trẻ vàng từng chỗ thì phải đưa bé đi khám ngay. Sau đó phải theo dõi sát sao những biến đổi của chứng bệnh vàng da ở trẻ mới sinh, đặc biệt chú ý cần phải theo dõi

dưới ánh sáng. Điều đáng chú ý là trong phòng ngủ của trẻ không nên treo riđô sẫm màu, điều này là để tránh quan sát phán đoán sai chứng vàng da ở trẻ.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 1) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w