Iốt là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể trẻ

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 1) (Trang 92)

Iốt là một trong những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể của trẻ, thường tập trung ở tuyến giáp trạng (chiếm 70% đến 80%) lượng iốt trong cơ thể. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, nếu thiếu iốt có thể gây ra những rối loạn trong cơ thể. Nếu trong thời kỳ mang thai mà xảy ra tình trạng thiếu iốt sẽ dẫn đến hậu quả trẻ sinh ra bị đần độn, ảnh hưởng đến trí lực của trẻ. Chúng ta không nên để xảy ra tình trạng thiếu iốt và thừa iốt, dù cả hai trường hợp đều dẫn đến sưng tuyến giáp trạng, gây ra những chứng bệnh liên quan đến chức năng của tuyến này. Nói chung, ở những vùng thổ nhưỡng thiếu chất mùn thường kéo theo tình trạng thiếu iốt, do đó ở một số vùng nông thôn hay miền núi do trong thổ nhưỡng thiếu iốt nên hàm lượng iốt trong các loại cây trồng không đầy đủ, người nào trong một thời gian dài sử dụng những loại thực phẩm này sẽ mắc chứng bệnh thiếu iốt. Trong nước biển có một lượng iốt nhất định, dưới ánh nắng mặt trời nó có thể được bốc hơi vào trong không trung theo nước biển và được oxy hoá thành iốt vô cơ, sau đó theo gió và nước mưa rơi xuống các vùng đất duyên hải. Theo tính toán, mỗi năm toàn thế giới có khoảng 40 tấn iốt được thổi bay vào không trung theo nước biển, có một số thực phẩm biển (như hải đới, tảo cao,...) cũng có hàm lượng iốt tương đối cao (trong 100g có thể đạt từ 3 - 10mg iốt). Theo tiêu chuẩn quy định của Hiệp hội dinh dưỡng học Trung Quốc thì: trẻ dưới 1 tuổi mỗi ngày cơ thể cần hấp thụ 50 microgam, 70 microgam đối với trẻ từ 1 đến 6 tuổi, 120 microgam cho trẻ từ 7 đến 12 tuổi, 150 microgam đối với người lớn, 200 microgam đối với phụ nữ mang thai và nuôi con.

Có thể bổ sung iốt vào cơ thể thông qua việc ăn uống các loại thức ăn giàu iốt. Trong một số loại rau quả như su hào, cải bắp có chứa vật chất dạng sunfua, có khả năng gây trở ngại cho quá trình hoạt hoá của iốt, làm giảm sự hợp thành nguyên tố tuyến giáp trạng. Ngoài ra, clorat, sunfuacianat, nitorat và fluorin dư thừa trong nước đều có thể hạn chế sự hấp thụ của iốt. Trong trường hợp này, dù hấp thụ đầy đủ lượng iốt vẫn có thể xảy ra hàng loạt triệu chứng thiếu iốt.

Nói chung, trong nước uống của các vùng duyên hải luôn hàm chứa một lượng iốt nhất định nên cư dân vùng này khi ăn các loại hải sản đã bổ sung đầy đủ lượng iốt cần thiết cho cơ thể. Còn dân cư các vùng trong nội địa có thể ăn muối thêm iốt hoặc tiêm cơ dung dịch iốt để phòng tránh tình trạng thiếu iốt trong cơ thể; song cũng không nên hấp thụ quá nhiều lượng iốt cần thiết, nếu mỗi ngày hấp thụ được trên 500microgam iốt và kéo dài trong thời gian 3 tháng liên tục, thì rất có thể sẽ dẫn đến

tình trạng sưng phù tuyến giáp trạng.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 1) (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w