thể kết hợp với một số độc tố trong chất độc và vi trùng, chuyển hoá chúng thành hợp chất hoá học không độc, sau đó đưa ra ngoài qua đường mật, góp vai trò giải độc. Ngoài ra, quan sát bằng kính
hiển vi cho thấy, tế bào trong cơ thể rất giống một quả cầu nhung, bề mặt của nó có rất nhiều sợi lông, mỗi sợi lông này thực chất là một sợi đường, đó là dấu hiệu để phân biệt giữa các tế bào. Nếu lấy tế bào ở gan, thận và ngực trộn lẫn với nhau, những tế bào giống nhau sẽ nhanh chóng tập trung lại với nhau, đó là lý do các tế bào có thể nhận ra sợi đường trên màng tế bào khác có giống mình không. Nếu đem khí quản của người này chuyển sang cơ thể người khác, thường sẽ bị bài xích, đó
là do sợi đường trên tế bào của người không giống nhau. Nhóm máu khác nhau trong cơ thể trên thực tế là do sợi đường trên màng tế bào máu khác nhau. Dùng thuốc sẽ làm thay đổi biểu hiện sợi
đường của tế bào trên bướu ung thư, có thể làm cho tế bào bướu ngừng phát triển. Từ đó có thể thấy, đường là một loại chất dinh dưỡng có vai trò sinh lý rộng rãi.
Tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều đường vào cơ thể như ăn nhiều đồ ngọt trong thời gian dài, nuôi trẻ bằng món chính là bánh sữa (nhưng lại ít cho trẻ ăn các chế phẩm từ sữa giàu protein), trọng lượng trẻ có thể tăng lên nhanh chóng (chất đường trong cơ thể có thể chuyển hóa thành chất béo), trẻ béo trắng trông thấy, nhưng sau đó 1 thời gian, lại xuất hiện triệu chứng thiếu protein như cơ bắp nhão
ra, sắc mặt nhợt nhạt, sức đề kháng yếu... Ngoài ra, tỷ lệ đường quá cao sẽ dẫn đến tình trạng lên men quá mức trong đường ruột, xuất hiện các triệu chứng trướng bụng, đau bụng, đại tiện có mùi
chua thối,... Thông thường, mỗi ngày trẻ em nên nạp 10-12g chất đường/kg trọng lượng cơ thể, chiếm 50-60% nhiệt lượng cung cấp cho cơ thể.