Vitami nD và bệnh còi xương ở trẻ

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 1) (Trang 81)

Vitamin D là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ hấp thụ canxi, photpho. Nếu trong thức ăn của trẻ thiếu vitamin D và trẻ sống trong môi trường thiếu ánh sáng thời gian dài sẽ có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi, photpho, khiến nồng độ canxi trong máu thấp. Tuy nhiên phần sụn ở

xương bình thường, các tổ chức dạng xương này sẽ tiếp tục dầy lên ở hai đầu đoạn xương khiến phần đó phình to, biến dạng. Ở phần giữa của xương ống, do màng xương không thể dầy lên đến độ

cần thiết, do tác dụng của ngoại lực sẽ rất dễ gây ra các loại biến dạng. Do tốc độ tăng trưởng của bộ xương nên sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của trẻ. Sự thay đổi của bộ xương thường phát sinh ở bộ phận phát triển mạnh nhất. Ví dụ như: trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu, phần đầu phát triển nhanh nhất, lúc này nếu thiếu vitamin D xương sọ có thể bị mềm hoá tức là khi dùng tay ấn mạnh vào vùng chẩm và đỉnh đầu trẻ sẽ có cảm giác như ấn vào quả bóng bàn, thường gọi là đầu bóng bàn; phần trán trước do các tổ chức dạng xương dầy lên mà đột nhiên bị gồ lên. Trẻ thiếu vitamin D

thường dẫn đến hiện tượng thóp dầy và mọc răng chậm (sau 10 tháng trẻ mới mọc răng). Trẻ từ sáu tháng đến 1 tuổi, phần ngực phát triển rất nhanh, nếu thiếu vitamin D xương ngực của trẻ

rất dễ bị dị hình. Sau 1 tuổi, khi trẻ bắt đầu tập đi nếu thiếu vitamin D, phần chân do phải chịu sức nặng cơ thể nên càng ngày càng bị biến dạng (chân hình chữ O, chữ X mà thường gọi là chân vòng kiềng). Trẻ thiếu vitamin D nghiêm trọng còn xuất hiện triệu trứng hẹp xương chậu. Bởi vậy, thiếu

vitamin D còn được gọi là bệnh còi xương.

Do lượng Photpho trong huyết thanh của trẻ còi xương giảm sút nên đã ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ năng lượng của cơ thể, biểu hiện thường gặp nhất là các cơ của trẻ yếu, các động tác như ngồi, đứng hay đi lại đều chậm hơn so với các trẻ cùng trang lứa. Lượng canxi máu giảm sút có thể gây ra sự đau cơ, nên thường xuyên lo lắng, hay giật mình ban đêm; do hệ thần kinh thực vật bị rối

loạn, trẻ thường xuyên ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là vùng đầu, vùng chẩm.

Mấy năm gần đây, khoa học đã phát hiện trẻ thiếu vitamin D thì khả năng miễn dịch kém và dễ bị viêm đường hô hấp.

Bệnh còi xương còn dễ gây ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác như: ảnh hưởng đến xương, cơ, hệ thần kinh… Do tỷ lệ mắc bệnh này ở trẻ nhỏ rất lớn, ảnh hưởng rộng và hệ xương đã bị dị hình thì việc chữa trị rất khó khăn. Từ năm 1984, bệnh này đã được liệt vào một trong bốn căn bệnh nghiêm

trọng của khoa nhi. Nhưng do nguyên nhân và cơ chế phát bệnh của bệnh này rõ ràng, nên chỉ cần kiên trì nuôi con bằng sữa mẹ, kịp thời bổ sung lượng canxi và dầu gan cá (có chứa vitamin D), thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nếu cần thiết thì cho trẻ sử dụng vitamin D

điều chế theo chỉ dẫn của bác sĩ thì bệnh còi xương sẽ có thể điều trị tận gốc.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 1) (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w