Chiều cao của trẻ là sự tổng hoà của cơ, xương và chi dưới, trẻ nhỏ sau khi sinh năm đầu chiều cao tăng 25 cm, trong đó 3 tháng đầu thường cao hơn so với 6 tháng sau. Năm thứ hai tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm xuống rõ rệt, khoảng 10cm, tương đương với sau khi sinh được 3 tháng. Chiều cao của trẻ lúc 2 tuổi là 85cm. Đến đầu năm thứ ba thì chỉ cao 5 đến 7cm, trẻ tròn 3 tuổi cao nhiều nhất là 92cm. Từ đó chúng ta có thể thấy, trẻ từ 1 đến 3 tuổi tốc độ tăng trưởng chiều cao có
xu hướng chậm dần.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ như: chủng tộc, di truyền, hoàn cảnh, giun, dinh dưỡng, hormon đều ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Mặt khác sự phát triển chiều cao của mỗi người hoàn toàn không giống nhau, chúng ta không nên áp đặt cân nặng của đứa trẻ này với đứa trẻ khác, cần dựa vào nhiều yếu tố để đánh giá, tuyệt đối tránh nhìn nhận phiến diện, đo bằng mắt mà đưa ra kết luận bởi vì nhiều khi một đứa trẻ ban đầu phát triển rất chậm sau này mới phát triển lại bình thường, tuy chưa vượt qua mức phát triển nhanh nhưng sự phát triển đó có xu hướng đi lên, gia đình không nên lo lắng nhiều về điều đó. Còn đứa trẻ ban đầu lớn nhanh sau này lớn đến mức trung, dù có thể lớn hơn mức trung bình nhưng xu hướng phát triển chiều cao sau này lại giảm đi. Lúc đó chúng ta nên đặc biệt quan tâm, tìm hiểu nguyên nhân để nhanh chóng có biện pháp giải quyết. Ngoài ra đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi là lúc xương còn non, cũng là lúc lớn nhanh nên ngay cả việc dạy cho trẻ tư thế nằm ngủ như thế nào chúng ta cũng cần chú ý, nên cho trẻ nằm thẳng, chân tay duỗi tự nhiên.
10. Các động tác của trẻ từ 1 - 3 tuổi
Trẻ được gần 1 tuổi cũng là lúc trẻ biết hoạt động như (ngẩng đầu, quay đầu, tự ngồi, đi tập tễnh) đầu nằm chuyển sang đứng, mở rộng tầm nhìn, và một loạt các hoạt động khác, cùng với sự phát triển của não bộ, tư duy của trẻ cũng phát triển dần, thao tác của trẻ từ 1 đến 3 tuổi cũng phát triển lên.
a. Trẻ từ phải đi đỡ chuyển sang tự đi, đa số trẻ 1 tuổi đều có thể tự đi được vài bước. Từ khi trẻ tập đi được vài bước, đi còn không vững chuyển sang tự đi được phải mất ít nhất là 2 tháng. Trẻ được 1 tuổi rưỡi có thể biết chơi đồ chơi và tự đi được vài bước. b. Trẻ từ chạy không vững chuyển sang chạy vững. Khi trẻ đi bộ vững được 18 tháng) thì trẻ bắt đầu biết chạy, nhưng bước chạy chưa vững, cơ thể có phần nghiêng về phía trước nên dễ ngã. Đến khoảng 2 tuổi, trẻ có thể khống chế được bước chạy của mình. c. Trẻ được tròn 2 tuổi có thể bám lan can cầu thang đi lên, đi xuống nhưng do tứ chi của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, nên cần có người lớn dìu dắt cho trẻ tập leo, để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.
d. Khi trẻ 2 tuổi, bắt đầu có khả năng nhảy lên khỏi mặt đất và khi 3 tuổi trẻ đã có thể nhảy từ 20 -
30 cm.
e. Khoảng 1,5 tuổi, trẻ bắt đầu biết đá bóng. Những trẻ phát triển sớm thì ở độ tuổi này có thể đứng
vững bằng một chân trong vòng 5 giây.
Ngoài ra, trẻ 3 tuổi cũng có thể lật giở từng trang sách để xem hoặc dùng dây để xâu chuỗi những vật hình tròn, thậm chí có bé còn biết bắt chước theo người lớn.