tươi, còn hàm lượng vitamin C trong thực phẩm dạng động vật thì lại rất ít. Song, trong các loại thực phẩm thực vật ít nhất cũng có năm loại men khác nhau có thể làm giảm, thậm chí huỷ hoại hàm lượng vitamin C, do đó nếu các loại rau quả để càng lâu thì hàm lượng vitamin C ở chúng càng giảm. Chẳng hạn như rau chân vịt, nếu chúng ta lưu giữ chúng trong vòng hai ngày thì hàm lượng vitamin C sẽ mất đi khoảng 2/3; khoai tây để trong vòng 4 tháng, lượng vitamin ở chúng sẽ mất đi một nửa. Ngoài ra, môi trường tính kiềm, sử dụng nồi bằng chất liệu đồng hay quá trình xào
nấu trong thời gian quá lâu cũng có thể làm cho hàm lượng Vitamin C trong thực phẩm giảm sút. Nói chung, các loại rau xanh như cải thìa, rau hẹ, rau thái cổ, rau chân vịt, rau tiêu,... và các loại quả như cam quýt, sơn tra, táo,.. có hàm lượng vitamin C tương đối lớn. Để có thể giữ được hàm lượng vitamin C trong thực phẩm được lâu thì tốt nhất khi đi chợ bạn nên chọn mua những loại rau
quả tươi ngon; khi chế biến phải rửa sạch rồi mới thái cắt, để tránh tình trạng vitamin C sẽ giảm sút theo nước khi rửa; khi nấu nướng phải vặn lửa to nhanh chín; khi nấu canh thì nhớ cho rau xanh
vào nồi sau khi nước đã sôi, để có thể nhanh chóng diệt được một số loại men có thể phân giải vitamin C trong thực phẩm. Đồng thời, cũng nên tránh việc sử dụng nồi bằng chất liệu đồng để nấu
nướng; rau xanh nấu chín nên cố gắng ăn hết trong một bữa không nên xào nấu lại, theo thói quen nấu nướng của người dân nước ta thì mỗi lần nấu nướng lượng vitamin C trong thực phẩm bị mất đi
từ 30% - 50%.
Ngoài các loại rau quả thông thường kể trên thì xung quanh chúng ta cũng có không ít loại rau quả dại mà hàm lượng vitamin của nó cũng vô cùng phong phú. Chẳng hạn như cỏ linh lăng, cỏ sống
đời, hoa mã lan, cây tề thái,... hàm lượng vitamin C của chúng cao hơn gấp nhiều lần so với các loại rau quả thông thường; quả lê gai, táo chua, quả sổ,... lượng vitamin C cũng cao hơn lượng vitamin C có trong cam quýt khoảng từ 50 - 100 lần, hơn nữa ở chúng còn chứa thêm nhiều hợp chất dạng phênôn như flavone, rutin,... có thể giữ cho vitamin C không bị oxy hoá. Hiện nay, trên thị trường cũng có bán một số loại thuốc bảo vệ vitamin C với giá cả phải chăng, bạn cũng có thể sử dụng, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng sinh vật của chúng thấp hơn so với lượng vitamin C trong thực
phẩm.
Trong cơ thể con người chúng ta, lượng vitamin C chiếm khoảng 1500mg, nếu lượng vitamin C này thấp hơn 300mg thì có thể dẫn đến tình trạng bệnh xấu máu. Đối với bé dưới 1 tuổi, hàng ngày
phải cung cấp cho bé một lượng vitamin C khoảng 30mg, bé từ 1 - 10 tuổi là 50mg, người trưởng thành là 60mg.
Chúng ta thường bắt gặp hiện tượng dư thừa vitamin C trong cơ thể đối với những người bệnh sử dụng các loại thuốc chứa hàm lượng vitamin C lớn trong một thời gian dài. Tuy vitamin C rất dễ hoà tan vào trong nước và có thể bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu, song vitamin C lại có thể chuyến hoá thành Axit - oxalic trong cơ thể, vì vậy nếu hấp thụ quá nhiều vitamin C (mỗi ngày hơn
4gam) vào cơ thể thì chúng ta sẽ tạo thành sỏi dạng axit - oxalic trong thận, hơn nữa lượng axit - oxalic dư thừa còn có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hoà tan của axit uric và cystine, từ đó dẫn đến tình trạng kết sỏi và tê thấp. Mỗi ngày chỉ sử dụng hơn 2g vitamin C có thể khiến cho một số người xuất hiện các triệu chứng về đường tiêu hoá như buồn nôn, đau bụng đi ngoài,... và làm tăng
thêm lượng tiêu hao vitamin E, vitamin B12 của cơ thể. Việc sử dụng lượng lớn vitamin C trong thời gian dài còn có thể làm tăng nhanh tốc độ trao đổi chất đối với vitamin C, nếu dừng sử dụng quá nhanh có thể gây ra triệu chứng xấu máu. Đã từng có bài báo cho rằng, sản phụ trong thời gian
mang thai sử dụng 400mg Vitamin/ngày thì sau khi con cái họ sinh ra không thể bổ sung kịp vitamin C thì dễ dẫn đến tình trạng xấu máu. Vì vậy, tuy vitamin C có nhiều chức năng sinh lý quan
trọng đối với cơ thể con người, nhưng chúng tôi cũng xin khuyến cáo là không nên sử dụng chúng quá nhiều trong một thời gian dài.