Làm thế nào để dạy cho trẻ đi vệ sinh?

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 1) (Trang 50)

Nuôi dưỡng cho trẻ thói quen đại tiểu tiện tốt phải bắt đầu từ khi trẻ đầy tháng, trước hết phải tập cho trẻ thói quen không đi tiểu và ít đi tiểu vào ban đêm. Trước khi ngủ hạn chế uống nước, cho bú no sữa, trước khi đi ngủ cho trẻ đi tiểu, làm cho trẻ dần dần không đi tiểu hoặc ít đi tiểu vào ban đêm, như vậy người lớn và trẻ nhỏ đều có thể nghỉ ngơi, ngủ một giấc ngon. Thói quen đi tiểu là một loại phản xạ điều kiện, bố mẹ trẻ phải quan sát tỉ mỉ thời gian đi tiểu của trẻ, căn cứ vào quy luật nhất định trước khi đi ngủ đi tiểu. Khi cho trẻ đi tiểu, miệng bố mẹ phải huýt ra âm thanh "Xuy Xuy" lấy loại tín hiệu này làm điều kiện kích thích tạo ra phản xạ điều kiện. Như vậy sau mỗi lần được làm đi làm lại, cứ khi bà mẹ vừa phát ra âm thanh này trẻ biết ngay phải đi tiểu. Sau khi trẻ biết ngồi, có thể tập cho trẻ ngồi bô, và dùng ngôn ngữ làm điều kiện kích thích, tạo ra thói quen. Một thói quen được hình thành cần phải dùng từ lâu dài, tập luyện dần dần, điều bố mẹ trẻ cần phải làm là cần phải nhẫn nại, không nên từ bỏ sau vài lần không thành công, hình thành được thói quen đi tiểu đúng giờ ở trẻ sơ sinh có rất nhiều điểm tốt: một có thể ít phải giặt tã lót, hai có thể khiến cho trẻ không bị ngâm trong tã ướt, rất có lợi đối với việc bảo vệ da trẻ và giữ ấm vào mùa đông.

Đa số trẻ đại tiện ngày một lần, nhưng phải 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi mới có ý thức khống chế việc đại tiểu tiện, do vậy không cần quá vội để luyện tập cho trẻ. Nếu như trẻ thường sau bữa ăn sáng đi đại tiểu tiện thì mỗi ngày đến giờ có thể cho trẻ ngồi bô hoặc đưa trẻ vào nhà vệ sinh, nhưng nếu như trẻ quấy khóc quá 5 phút không chịu đại tiểu tiện thì cũng không nên ép trẻ. Có một số trẻ cho dù thành công nhưng đến khoảng 1 tuổi sau khi có ý thức manh nha ban đầu, có trẻ có thể mất thói quen đó. Lúc đó phải nhẫn nại, kiên trì điều chỉnh cũng sẽ thành công. Số lần đại tiện nhiều hay ít có liên quan đến thức ăn và thể chất của trẻ. Thông thường những trẻ bú sữa mẹ số lần đại tiện ít hơn, mỗi ngày 3 - 4 lần, có một số trẻ số lần nhiều hơn một chút, chỉ cần đại tiện không có hiện tượng dị thường thì không cần lo lắng. Trẻ ăn sữa bò do hàm lượng chất canxi cao, dễ khô, nên số lần ít hơn một chút, tập cho trẻ thói quen đại tiện giống tiểu tiện được hết phải nắm rõ quy luật đại tiện của trẻ, trước khi đại tiện trẻ có thể sẽ phát ra tiếng "không, không", đỏ mặt, trợn mắt, tập trung tinh thần, nếu như phát hiện những hiện tượng này thì lập tức cho trẻ đại tiện. Phương pháp giống như cho đi tiểu tiện, bà mẹ có thể phát ra âm thanh "âu âu", tốt nhất mỗi ngày có thể làm vào một thời gian cố định, như vậy dần dần hình thành phản xạ có điều kiện, đến khi tạo thành thói quen đại tiện thì đó là thói quen tốt, trẻ nhỏ khoảng 1 tuổi có thể bắt đầu ngồi bô, bô không được quá lạnh nếu không sẽ kích thích khống chế việc đại tiểu tiện của trẻ, trẻ không được có thói quen vừa ngồi bô vừa ăn.

Chương IV: Giai đoạn phát triển thể chất của trẻ từ 4 - 6 tuổi

1. Đặc điểm phát triển tầm vóc của trẻ

Thời gian trong vòng 1 năm tuổi là giai đoạn phát triển nhanh nhất về tầm vóc của trẻ, có thể nói trẻ là "ngày cao, đêm nặng" có thể giới thiệu đặc điểm của nó như sau:

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 1) (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w