Xenlulo là một loại vật chất dạng đường do một số phân tử đường glucose, đường hoa quả, đường galactose,… kết hợp với nhau tạo thành, do mối liên hệ giữa các phân tử tương đối chặt chẽ nên kết cấu của nó cũng khá bền vững. Nó là thành phần chủ yếu cấu tạo nên thành tế bào thực phẩm thực vật. Do kết cấu không giống nhau nên người ta có thể phân xenlulo thành xenlulo, hemi-xenlulo, lignin và pectin,... trong đó số lượng xenlulo chiếm tỷ lệ cao nhất và giữ vị trí quan trọng nhất. Do trong đường tiêu hoá của cơ thể thiếu men phân giải xenlulo nên nó không thể được hấp thụ. Tuy có một lượng rất ít xenlulo có thể được vi khuẩn trong đại tràng phân giải thành Cacbon dioxit, khí Hydro và Axit hữu cơ, nhưng số lượng của nó không đáng kể nên cuối cùng hầu hết xenlulo đều trở thành cặn bã thức ăn được bài tiết ra. Suốt một thời gian dài, người ta không mấy chú trọng và nó chỉ được xem là chất thải trong thức ăn. Thực tế nghiên cứu gần đây cho thấy, xenlulo có một số chức năng sinh lý đặc biệt và nó đang dần được mọi người quan tâm chú ý nhiều hơn. Xenlulo là loại thuốc có tác dụng lợi tiểu hiệu quả và an toàn nhất, các dạng xenlulo tuy không được tiêu hoá nhưng có thể đáp ứng được một lượng nước nhất định (mỗi gam xenlulo có thể tăng lên 5-7g phân và nước tiểu), từ đó kích thích hoạt động của đường ruột. Việc thúc đẩy bài tiết sẽ có những tác dụng nhất định đối với quá trình điều trị bệnh trĩ và triệu chứng rách lỗ hậu môn, đặc biệt quan trọng đối với đường ruột của người già đang trong giai đoạn có chiều hướng suy yếu, tăng số lượng xenlulo phù hợp có một ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng. Người ta phát hiện ra rằng, sau khi cho mạch nha có chứa xen- lulo vào trong thức ăn thì tỷ lệ chuột mắc bệnh ung thư đại tràng giảm từ 100% xuống còn 67%, số hạch bình quân trong mỗi con chuột giảm từ 6,4 cái xuống còn 2,7 cái. Các nhà khoa học cho rằng, ung thư đại tràng xuất hiện là do tế bào niêm mạc đại tràng tiếp xúc với một số vật chất gây ung thư trong phân và nước tiểu trong một thời gian dài (Chẳng hạn như axit cholalic dehydroxylat, muối axit deoxycholic và nistrosamin trong thức ăn,… sản sinh ra là do dịch mật chịu ảnh hưởng của vi khuẩn). Xenlulo có thể làm tăng thể tích phân và nước tiểu, giảm nồng độ của vật chất gây ung thư, và do phân và nước tiểu được bài tiết kịp thời ra ngoài nên đã làm giảm được quá trình hình thành độc tố và thời gian tiếp xúc của nó với niêm mạc đại tràng, do đó nó cũng có những tác dụng phòng chống ung thư nhất định. Những năm gần đây, cùng với sự cải thiện về điều kiện dinh dưỡng, hiện tượng béo phì có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ những người mắc bệnh béo phì mắc các chứng bệnh như cao huyết áp, xơ cứng động mạch, sỏi mật,... cao hơn so với những người bình thường khác. Biện pháp giảm béo tuy có nhiều nhưng cũng không loại trừ liệu pháp hạn chế ăn uống và tiêu hao năng lượng. Do nguồn năng lượng mà xenlulo cao hàm chứa tương đối thấp mà lại dễ sinh no nên được người bệnh hoan nghênh chấp nhận. Lượng xenlulo trong bữa ăn còn có thể làm chậm tốc độ tiêu hoá, hấp thụ đường, từ đó giảm bớt tải trọng nồng độ đường trong máu đối với tế bào Isulin. Vì vậy, giải pháp
này khá hữu hiệu đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Xenlulo còn có thể ngăn "hấp thụ nặng" của muối mật và cholesteron trong dịch mật, làm giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật và xơ cứng động mạch.
Tuy nhiên, xenlulo không hẳn chỉ có lợi mà không có nguy hại gì, xenlulo quá lượng có thể kết hợp với những nguyên tố như canxi, lân, kẽm, đồng,… trong thức ăn, từ đó gây trở ngại cho việc hấp thụ chính nó; nó cũng có thể làm mất đi lượng anbumin, axit béo cần thiết cho cơ thể con người, nếu để lượng xenlulo quá cao tồn tại trong cơ thể trong một thời gian dài thì có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng. Nói chung, độ tuổi thanh thiếu niên đang ở trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển, có thể giảm bớt lượng xenlulo trong cơ thể, nhưng cùng với sự tăng lên về tuổi tác thì lượng xenlulo cần hấp thụ cũng nên được chú ý tăng thêm. Đối với người trung niên, hàng ngày chỉ cần
hấp thụ từ 20 - 30mg xenlulo là vừa đủ.
18. Trẻ không nên ăn quá nhiều Sôcôla
Ở các nước phương Tây, sôcôla được mệnh danh là "nguồn năng lượng tốc độ", là "món quà của tình yêu". Hầu hết các em bé đều rất thích ăn sôcôla và cũng có không ít các bậc phụ huynh thường xuyên cho con em mình ăn sôcôla, đặc biệt là những lúc trẻ không muốn ăn cơm, họ thường lấy sôcôla làm thực phẩm thay thế cho các món ăn trong bữa chính. Họ quan niệm rằng, giá tiền của sôcôla khá đắt đỏ, các phi hành gia hay các vận động viên đều thường xuyên sử dụng chúng cho nên chắc chắn là giá trị dinh dưỡng của chúng cũng rất cao. Thực tế thì sôcôla là một loại thực phẩm có chứa đường với dầu cacao là thành phần cơ bản, trong nó có khoảng 40% lipit và khoảng 40% - 50% lượng đường, ngoài ra chúng còn có một lượng rất ít protein (khoảng 50% - 10%). Do sôcôla chứa một lượng lớn lipit nên nhiệt lượng của chúng khá cao, cứ 100g sôcôla có thể sản sinh ra nhiệt lượng khoảng 2310kcalo tương đương với số nhiệt lượng mà 160g gạo tẻ sản sinh. Hương vị đặc biệt quyến rũ của sô- côla khó có một loại kẹo nào sánh bằng. Song, đối với các em bé việc ăn quá nhiều sôcôla lại không tốt cho sức khỏe. Trước hết, tỷ lệ protein và lipit có trong sôcôla chênh lệch quá nhiều so với lượng sôcôla mà một em bé bình thường cần hấp thụ. Lượng lipit quá nhiều sẽ gây khó khăn cho việc tiêu hoá, cho nên nếu trẻ ăn quá nhiều sôcôla có thể ảnh hưởng đến dạ dày của bé. Đồng thời, mùi vị đậm đặc của sôcôla là một dạng kích thích mạnh đối với cơ quan vị giác, vì vậy nếu thường xuyên ăn sôcôla có thể sẽ làm giảm độ nhạy cảm của vị giác, làm mất cảm giác ngon miệng khi ăn các thực phẩm thông thường khác, tạo thêm gánh nặng vô hình cho nhu cầu ăn uống ở trẻ. Ngoài ra, độ dẻo của sôcôla cũng tương đối cao, lại có vị ngọt nên nếu ăn trước khi đi ngủ mà không vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng rất cao, từ đó làm giảm khả năng nhai nuốt, gây bất lợi cho quá trình tiêu hoá của cơ thể. Gần đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong sôcôla chứa một dạng brôm, tác dụng chung của nó và chất caphein trong sôcôla không những có thể làm cho bé hưng phấn quá độ, không gây buồn ngủ, mà còn gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển não bộ của bé. Sôcôla còn chứa một lượng axit oxalic nhất định, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể và sự phát triển xương cốt của bé. Đương nhiên, nếu thỉnh thoảng ăn từ 1 - 2 miếng sôcôla nhỏ thì sẽ không ảnh
hưởng gì nghiêm trọng.
19. Nguyên nhân trẻ chán ăn
Hiện tượng chán ăn là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nhu cầu ăn uống giảm sút hoặc mất đi nhu cầu ăn uống ở trẻ trong một thời gian dài. Chán ăn trong một thời gian dài có thể làm cho sự phát triển thể chất của trẻ chậm lại, không đạt được tiêu chuẩn bình thường và trí tuệ, tâm lý cũng sẽ có thể chịu ảnh hưởng xấu. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chán ăn nhưng chủ yếu vẫn là do nguyên nhân bệnh tật, thói quen ăn uống không tốt và nhân tố tâm lý. Hiện tượng chán ăn thường gặp chủ yếu là do một trong những nguyên nhân sau đây gây ra.