- Số lượng từ vựng không ngừng tăng lên, thông thường số lượng từ vựng có thể đạt từ 1600 - 3000 từ. Nội dung của từ vựng cũng có sự phát triển phong phú, bé không những nắm bắt được những từ cấp thấp mà còn dần hiểu được một số từ cấp cao (tức là những từ có tính trừu tượng và tính khái quát cao). Ví dụ như, một số từ vựng thuộc nhóm đồ chơi, quần áo, hoa quả, động vật,... Phạm vi từ loại cũng liên tục được mở rộng, ngoại trừ danh từ, động từ, tính từ, trong khẩu ngữ ở bé trước độ tuổi đi học đã có thể dần hiểu và ứng dụng được các loại từ quan hệ. - Dần dần nắm bắt được các kết cấu ngữ pháp, khả năng biểu đạt ngôn ngữ có tiến bộ hơn. Ban đầu, bé chỉ có thể hiểu được một số câu đơn giản, chẳng hạn như "con muốn ăn cơm, con không muốn" và một số câu phức hợp có loại hình cơ bản, ví dụ "con cho là bố mẹ ngủ rồi"... Trẻ lên 6 tuổi không những có thể nắm bắt được quan hệ giữa thời gian và không gian mà còn có thể nắm bắt được mối quan hệ nhân quả và phạm trù cơ bản của ngữ pháp. Khả năng biểu đạt cũng phát triển lên theo chiều hướng từ ngôn ngữ mang tính hoàn cảnh sang ngôn ngữ mang tính liên quan nhiều hơn.
- Chuyển từ ngôn ngữ có âm thanh sang ngôn ngữ không có âm thanh. Trẻ lên 4 tuổi, thông thường rất hay tự lẩm bẩm một mình, vừa chơi đùa vừa thầm thì, chẳng hạn khi đang chơi đồ chơi mà gặp khó khăn thì có thể bé sẽ tự nêu ra vấn đề rồi tự giải đáp. Khi lên 6 tuổi, một số bé đã có thể dần nắm bắt được một số ngôn ngữ viết đơn giản nhất. Chúng có thể tách từ thành các âm tiết, từ các âm tiết lại tách thành các chữ cái; ngược lại, bé cũng có thể ghép các chữ cái lại với nhau để tạo thành âm tiết và từ các âm tiết tạo thành từ. Chẳng hạn, từ "ba", bé có thể tách thành hai chữ cái là b và a, ngược lại bé cũng có thể ghép hai chữ cái b - a thành từ "ba". Đây là một dạng khả năng
phức tạp và nó chỉ xuất hiện ở giai đoạn sau của thời kỳ trước độ tuổi đi học của bé.