Kẽm, nhận biết và phòng chống tình trạng thiếu kẽ mở trẻ.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 1) (Trang 91)

Trẻ em đang ở trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển nên nhu cầu hàng ngày về lượng kẽm đối với cơ thể tương đối cao; nếu thực đơn bữa ăn chính đơn điệu sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu chất

kẽm trong cơ thể.

Làm thế nào để có thể phán đoán được là cơ thể bé có bị thiếu chất kẽm hay không, ngoài việc căn cứ theo những triệu chứng dưới đây, người ta còn cần phải tiến hành một số hoá nghiệm. Thông thường, người ta thường sử dụng phương

pháp kiểm tra hàm lượng kẽm tr

tóc để chẩn đoán, nhưng việc sử dụng phương pháp này thường mang lại kết quả không chính xác, bởi vì nếu thiếu chất kẽm có thể ảnh hưởng đến sự hợp thành của axit hạch và protein trong cơ thể, vì vậy thiếu chất kẽm sẽ làm cho tóc mọc chậm hơn, lượng kẽm có chứa trong tóc ít, có lúc còn cao hơn so với đứa trẻ bình thường. Sau khi bổ sung chất kẽm, do tốc độ mọc tóc được đẩy nhanh nên nồng độ kẽm trong tóc theo đó lại giảm xuống. Nồng độ kẽm trong huyết tương (hay huyết thanh) cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, chẳng hạn như sau khi ăn do chất kẽm được chuyển vào trong gan để giúp hợp thành protein, và một lượng lớn men tiêu hoá chứa kẽm vào trong đường ruột, lúc này nồng độ kẽm trong huyết tương thường thấp hơn trước khi ăn. Các bệnh như viêm nhiễm cấp tính, mãn tính, xơ cứng cơ tim, uống hoocmon kích thích (hoặc sau khi mang thai) và các bệnh về gan, thận cũng có thể ảnh hưởng đến sự phân bố của kẽm, vì vậy sau khi tránh được ảnh hưởng của những nhân tố trên, xác định nồng độ kẽm trong huyết tương (hoặc huyết thanh) cũng có thể giúp phán đoán được cơ thể có bị

thiếu kẽm hay không.

Người ta đã tiến hành một cuộc điều tra ở một trường mẫu giáo bán trú, kết quả cho thấy hàng ngày các em bé tại trường này chỉ hấp thụ được khoảng 6mg kẽm từ các loại thực phẩm (theo quy định là 10mg), nguyên nhân các bé không hấp thụ đủ chất kẽm là do thực đơn ăn uống sắp xếp không hợp lý hoặc do thói quen ăn uống không tốt. Vì vậy, việc phòng ngừa tình trạng thiếu kẽm trong cơ thể bé cũng nên xuất phát từ phương diện này. Theo kiểm định cho thấy, hàm lượng kẽm trong các thực phẩm động vật chiếm tỷ lệ tương đối cao (cứ 100g có khoảng 3 - 5mg kẽm), lượng anbumin sản sinh sau khi Protein động vật được phân giải còn có thể giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ kẽm, tỷ lệ hấp thụ thường từ 40% - 50%; hàm lượng kẽm trong các thực phẩm thực vật không nhiều, cứ 100g chỉ chứa khoảng 1mg kẽm, lượng axit phytic và xenlulo trong thực vật còn có thể kết hợp với kẽm tạo thành chất lắng cặn không thẩm thấu nước, cho nên tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt khoảng 10%. Khi trẻ có hiện tượng thiếu kẽm thì cần phải kịp thời bổ sung bằng cách ăn các loại thực phẩm động vật chứa kẽm. Ngoài ra, cũng có thể uống một ít axit gluconic, thông thường sau khoảng từ 1 - 2 tuần lễ, ví dụ về các bé có nhu cầu thèm ăn tăng lên rõ rệt. Đã từng có học giả cho rằng, bổ sung kẽm đơn thuần cũng có thể đạt được hiệu quả điều trị rõ rệt, là căn cứ thuyết phục nhất để chẩn đoán tình trạng thừa thiếu kẽm trong cơ thể. Toàn bộ liệu trình điều trị kéo dài khoảng từ 2 - 3 tháng. Lượng hấp thụ chất kẽm quá thừa có thể gây ra những phản ứng xấu như hoa mắt chóng mặt, buồn nôn và thiếu máu (gây trở ngại cho quá trình hấp thụ chất sắt). Thông thường, chỉ cần rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống hợp lý, chú ý tăng cường ăn nhiều thực phẩm động vật như thịt nạc, gan lợn, các loại cá và lòng đỏ trứng gà,... là có thể giúp phòng chống

tình trạng thiếu kẽm.

15. Nước yếu tố dinh dưỡng quan trọng

Như mọi người đã biết, protein, lipit, nước, chất vô cơ, vitamin đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của chúng ta, nhưng nếu coi nước là một loại chất dinh dưỡng thì lại thấy hơi lạ lùng. Trên thực tế, đại dương rộng lớn chính là cái nôi của sự sống, con người sinh ra, phát triển và lớn lên đều không tách khỏi nước. Dường như hầu hết các hoạt động của cơ thể chúng ta từ tiêu

hoá, bài tiết, trao đổi chất đều phải cần đến nước. Tuỳ từng độ tuổi khác nhau mà bài tiết, trao đổi chất đều phải cần đến nước. Tuỳ từng độ tuổi khác nhau mà lượng nước trong cơ thể chiếm tỷ lệ khác nhau; ở thai nhi, lượng nước chiếm tỷ lệ 80%; ở trẻ sơ sinh là 75%; ở trẻ nhỏ là 60%; ở người lớn là 55%; ở người già là 50%. Cơ thể chúng ta có thể mất đi một nửa lượng protein thì vẫn có thể duy trì được sự sống, nhưng chỉ cần thiếu hụt 6% lượng nước là sẽ gây ra bủn rủn chân tay, đi tiểu ít; nếu thiếu 15% sẽ làm cho cơ thể khô héo, hạ huyết áp; nếu mất 20% lượng nước, cơ thể sẽ không thể duy trì sự sống. Do vậy, việc bổ sung đủ lượng vào cơ thể mỗi ngày là điều hết sức cần thiết. Nước hấp thụ vào cơ thể chủ yếu từ 3 nguồn chính: Do ba loại chất dinh dưỡng sản sinh ra: protein, lipit, hợp chất nước. Lượng nước có trong thực vật, như rau, hoa quả, sữa, lượng nước cung cấp cho cơ thể, các thực

phẩm loại này chứa tới 80% là nước.

Lượng nước uống trực tiếp vào cơ thể.

Nước - giải khát bổ dưỡng: Là nguồn bổ sung nước chủ yếu, do môi trường hoạt động của mỗi người là khác nhau, nên nhu cầu bổ sung nước cho cơ thể cũng khác nhau, việc bổ sung này chủ yếu thông qua hoạt động uống nước trực tiếp. Và ở những độ tuổi khác nhau thì nhu cầu này cũng khác nhau, ở trẻ em, nhu cầu bổ sung nước cho cơ thể mỗi ngày là 10%-15% tổng trọng lượng của cơ thể, nhưng ở người lớn chỉ là 2,4%. Thông thường, trong sữa uống có chứa nhiều hàm lượng protein và khoáng chất, nhưng để tiêu hoá được thì cơ thể phải cần một lượng nước nhất định. Do vậy, giữa khoảng thời gian hai lần cho trẻ uống sữa, cần phải bổ sung một lượng nước cho trẻ. Để bổ sung nước cho cơ thể, như là các loại nước giải khát, có nhiều hình thức để chọn lựa. Trong đó, các loại nước giải khát đóng chai, đóng hộp sẵn đang có rất nhiều trên thị trường. Chúng ta cần phải cảnh giác với những loại này, vì nó là những sản phẩm tiêu dùng, nên không loại trừ trường hợp chúng có những yếu tố bất lợi cho sức khoẻ, đặc biệt là đối với trẻ em. Trong nước giải khát loại này có thể có nhiều phẩm độc, chất gây nghiện, quá thời hạn sử dụng và có nhiều chất có hại khác mà ta không biết. Ngay cả với trà uống và cà phê, nếu uống nhiều cũng không tốt, gây hưng phấn thần kinh ảnh hưởng tới tiêu hoá trong việc hấp thụ các loại dưỡng chất vào cơ thể. Tốt nhất là chúng ta nên dùng các loại nước uống gia đình, nước hoa quả vắt, sinh tố hoa quả là chất bổ

dưỡng bổ sung nước và khoáng chất cho cơ thể.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 1) (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w