Bệnh còi xương là do trẻ thiếu vitamin D làm trở ngại quá trình hấp thụ canxi, photpho của đường ruột và thận, từ đó mà ảnh hưởng đến quá trình vôi hoá các tổ chức xương dẫn đến các bệnh do thiếu dinh dưỡng. Vitamin D tự nhiên tồn tại trong nhiều loại động thực vật như: trong gan cá biển
có chứa hàm lượng vitamin D phong phú nên có thể sử dụng tạo ra loại dầu gan cá để phòng ngừa và chữa bệnh còi xương; Cá, trứng gà và các loại sữa đều chứa hàm lượng vitamin D3 nhất định; trong thực phẩm có rau xanh tươi dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời có thể chuyển hoá thành vi-
tamin D2 để cung cấp cho cơ thể người. Đối với cơ thể người mà nói thì tác dụng của vitamin D2 và D3 không có mấy khác biệt nhưng ở loài chim thì tác dụng của vitamin D3 cao hơn vitamin D2 rõ rệt. Hàm lượng vitamin D trong thực phẩm có thể gọi chung là "vitamin D có nguồn gốc từ bên ngoài". Theo tính toán, lượng vitamin D này chỉ có thể đáp ứng được một lượng vitamin cần thiết
của cơ thể mỗi ngày.
Một nguồn vitamin D quan trọng khác của cơ thể là "vitamin D có nguồn gốc từ bên trong", tức là do cơ thể tự tạo ra. Một loại chất trong da người và động vật có thể chuyển hoá thành vitamin D3
người. Do đó, đối với những trẻ nhỏ ít có các hoạt động ngoài trời, nhất là vào mùa đông và mùa xuân, tỷ lệ mắc bệnh còi xương so với trẻ thường xuyên có các hoạt động ngoài trời nhiều gấp 7 - 8
lần. Xét về tổng thể, ở những khu vực vĩ độ càng cao, thời gian của ban ngày càng ngắn thì tỷ lệ của trẻ mắc bệnh còi xương càng cao. Ở miền Bắc Trung Quốc, từ tháng 5 đến tháng 6 lượng ánh sáng mặt trời là mạnh nhất, từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau là yếu nhất. Theo điều tra ở thành phố
Cáp Nhĩ Tân, vào tháng 4, khả năng mắc bệnh còi xương ở trẻ dưới 4 tuổi lên đến 43,5%, vào tháng 10 hạ xuống 25,3%. Thực nghiệm đã chứng minh mỗi một cm2 da dưới tác dụng của ánh sáng trong 3 tiếng thì có thể sản sinh ra 20 đơn vị vitamin D (bằng lượng vitamin D có trong một quả trứng gà và 50 gram gan lợn). Nếu chỉ dùng một cái tã nhỏ quấn cho trẻ rồi để trẻ phơi nắng 30
phút thì lượng vitamin D sản sinh ra có thể cung cấp cho trẻ sử dụng trong một tuần. Hai ưu điểm lớn trong phương pháp cung cấp vitamin D bằng cách phơi nắng là:
- Tiết kiệm tiền bạc.
- Dưới ánh sáng mặt trời, trước hết lớp da tạo thành vitamin D3 dạng nguyên, sau đó dần dần chuyển hoá thành vitamin D3 hoạt tính, nhưng khả năng kết hợp của các anbumin trung chuyển để
đưa các vitamin D3 trong máu với vitamin D3 chỉ có 1/1000, đa số vitamin D3 nguyên còn lại sẽ thải ra ngoài cơ thể qua da, do đó tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời cũng không phải lo lắng đến
khả năng nhiễm độc vitamin D.
Tuy nhiên, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cần chú ý đến 3 điểm sau:
- Do khả năng xuyên thấu của tia tử ngoại rất kém, các loại kính cửa sổ thông thường có thể ngăn chặn được; ngoài ra mây mù, bụi và quần áo đều có thể làm giảm hiệu quả nên để đạt được hiệu
quả hữu hiệu cần phải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
- Tia tử ngoại có tác dụng kích thích đối với võng mạc mắt, do đó dùng lưng phơi nắng, đồng thời tháo bỏ quần áo sẽ có thể tăng diện tích tiếp xúc với ánh nắng; nếu phơi nắng ở tư thế nằm ngửa thì
cần phải đeo kính chống nắng.
- Ánh nắng vào mùa hè rất mạnh nên bạn có thể phơi nắng dưới bóng cây hoặc dưới mái nhà, nhưng hiệu quả của nó chỉ bằng một nửa so với phơi nắng trực tiếp.
Phơi nắng là một phương pháp an toàn, đơn giản, hiệu quả mà lại không tốn kém để phòng ngừa và chữa trị bệnh còi xương, do đó biện pháp này cần được áp dụng rộng rãi.