Protein là cơ sở của sự sống. Nếu cơ thể người thiếu Protein, trường hợp nhẹ có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đến sự phát triển, dậy thì, sức đề kháng kém; người thiếu nhiều còn có thể nguy hiểm
đến tính mạng. Các nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu protein ở trẻ sơ sinh là:
+ Do không được ăn uống đầy đủ, chẳng hạn như trong thời kỳ chiến tranh, mất mùa nạn đói; hoặc do thói quen ăn uống không khoa học thường thấy ở những trẻ ăn kiêng, kén ăn, hay ăn vặt, ăn
chay. Chán ăn trong thời gian dài cũng ảnh hưởng đến lượng hấp thụ protein. + Chức năng tiêu hoá, hấp thụ kém, chủ yếu gặp ở những trẻ bị tiêu chảy mãn tính.
+ Nhu cầu của cơ thể tăng đột ngột. Trong giai đoạn trẻ nhỏ và thời kỳ dậy thì nếu lượng cung cấp protein không thay đổi tương xứng sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng này.
+ Do thiếu protein như bệnh thiếu máu mãn tính, bệnh thận hoặc các bệnh tiêu hao mãn tính (như lao)….
Các trường hợp thiếu protein đơn thuần thường thấy ở những trẻ thiếu sữa mẹ mà lại chỉ ăn các loại ngũ cốc, hoặc những trẻ sau khi cai sữa không được bổ sung kịp thời các loại thực phẩm bổ trợ. Biểu hiện thiếu protein ở trẻ là hay cáu, dễ tức giận, cơ bắp nhão, tứ chi rã rời, mí mắt sưng tấy, chân phù, tóc yếu, dễ rụng, gan sưng to thường kèm theo có nước. Do sức đề kháng kém nên dễ dẫn đến các bệnh nhiễm khuẩn (như viêm phổi, viêm dạ dày, viêm nhiễm đường tiết niệu, nhiễm trùng máu…), mà đây thường là những nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ tử vong. Nếu kéo theo thiếu năng lượng thì người bệnh gầy yếu rõ rệt, hai má hóp, da khô nhão, lông tóc khô, dễ rụng, tim
đập chậm, huyết áp thấp, thường còn kèm theo các bệnh khác do thiếu dinh dưỡng gây nên (như bệnh khô mắt do thiếu vitamin A…) và các bệnh kèm theo (như viêm phổi, tiêu chảy, nhiễm trùng
máu), tỷ lệ tử vong cao.
Phương pháp chính để phòng ngừa thiếu protein là việc đề xướng nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu thiếu sữa mẹ thì nên sử dụng các loại sữa bột hoặc sữa bò tươi, đồng thời căn cứ vào độ tuổi thực tế và khả năng tiêu hoá của trẻ để kịp thời bổ sung các loại thực phẩm cần thiết như thịt, gan, trứng, cá. Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên nên tăng cường thêm các loại thịt và các loại đậu. Do protein ở thực phẩm không dễ hoà tan trong nước nên nhất thiết không nên chỉ ăn canh cá, canh thịt, canh gà mà
nên ta không thể coi nó là thức ăn chính. Đối với những trẻ đã bị thiếu protein nên làm theo sự chỉ dẫn của bác sỹ, theo sự hồi phục từng bước của các chức năng sinh lý mà dần dần điều chỉnh việc
ăn uống không nên quá nóng vội, nếu không sẽ dẫn đến tiêu chảy hoặc kéo theo các bệnh khác. Ngoài ra, kịp thời bổ sung các loại vitamin như vitamin A, vitamin C và các nguyên tố vi lượng
như như sắt, kẽm là rất cần thiết.