Vitamin B6 là một dạng vitamin có tác dụng sinh lý dạng phổ biến, trong thực phẩm tự nhiên chúng tồn tại dưới ba hình thức khác nhau: trong thực phẩm động vật chúng tồn tại dưới dạng pyri-
doxal và pyridoxanine, trong thực phẩm thực vật chúng tồn tại dưới dạng axit pyridoxic, ba dạng này có thể chuyển hoá lẫn nhau trong cơ thể, do đó chúng đều có chức năng sinh lý giống nhau. Hiện nay, trong agon của hơn 60 loại men có liên quan đã biết trong cơ thể tham gia quá trình trao
đổi chất với dehydroxylation, deaminizating, bỏ sunfua, axit alyphatic của anbumin và sự hợp thành của axit nicotinic đều có chứa vitamin B6.
Thiếu vitamin B6 đầu tiên có thể gây trở ngại cho việc hợp thành của protein và gây ra xáo trộn trong quá trình trao đổi chất của an- bumin, biểu hiện của nó là cơ thể tăng trưởng rất chậm, máu
vùng ngoại chu xuất hiện tế bào nhỏ, thiếu máu dạng sắc tố nhạt, song hàm lượng ferritin và sắt huyết thanh đều bình thường, bổ sung thuốc sắt cũng không đạt được hiệu quả gì đáng kể. Trường
hợp nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của axit béo, từ đó gây ra tình trạng hai bên mũi và mắt xuất hiện đóng vảy (viêm da dạng dầu), triệu chứng viêm da có thể lan rộng ra phần mặt, trán và sau tai,… Trường hợp thiếu vitamin B6 nghiêm trọng có thể ảnh hưởng
đến quá trình chuyển hoá - Propalanin từ glutamin trong não bộ (một dạng chuyển hoá thần kinh kiềm chế) và làm cho người bệnh mắc các triệu chứng nôn nóng, căng thẳng thần kinh, không có
biểu hiện co giật, lúc này thường có những biểu hiện thay đổi khác thường của điện não đồ (gần giống với triệu chứng động kinh), tình trạng co giật nhiều lần có thể làm chậm quá trình phát triển
trí não ở trẻ. Nhưng sau khi tiêm vitamin B6 vào cơ thể cho bé, chứng co giật sẽ biến mất, trong một vài giờ đồng hồ điện não đồ sẽ phục hồi bình thường nên dễ dàng phân biệt được với chứng
động kinh thông thường.
Ở các bé thiếu vitamin B6, chất trytophan trong cơ thể gặp khó khăn để chuyển đổi thành axit nicotinic mà lại sản sinh ra một lượng lớn axit xanthuranic, vì vậy sau khi cho bé uống một lượng tryto- phan nhất định, xác định nồng độ axit xanthuranic trong nước tiểu thì có thể chẩn đoán chính
xác được tình trạng thừa thiếu vitamin B6 ở trẻ.
Trong thực phẩm hàng ngày đều có chứa một số vitamin B6 (trong mỗi 100g chứa 0,3 - 0,6mg), nhưng hàm lượng của nó trong sữa công nghiệp không nhiều, điều này có liên quan đến việc uống
sữa mẹ. Nếu trong sữa mẹ lượng vitamin B6 chiếm khoảng 2.5mg thì trong các loại sữa công nghiệp chế biến chỉ chiếm 0.2mg/lít, không thể đáp ứng được nhu cầu sinh lý bình thường hàng ngày của bé; nếu tăng thêm 5mg/ngày thì hàm lượng vitamin B6 trong nó có thể tăng lên 0.5mg/lít
và có thể đáp ứng đủ nhu cầu bình thường. Trong các thực phẩm như lòng đỏ trứng, gan, cá, thịt nạc, đậu tương,… lượng vitamin B6 tương đối phong phú, do đó cần có sự ưu tiên lựa chọn khi
điều chỉnh, chế biến trong bữa ăn.
Nhu cầu vitamin B6 của cơ thể chúng ta chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như quá trình trao đổi chất protein, tình trạng sinh lý,… nếu hấp thụ 1g protein thì sẽ tiêu hoá nhiều hơn 0,02mg
vitamin B6. Nói chung, hàng ngày trẻ sơ sinh cần hấp thụ 0,3mg vitamin B6, trẻ em cần từ 0,5 - 1,0mg, tuổi thanh xuân cần từ 1,4 - 2,0mg, riêng đối với phụ nữ đang mang thai do lượng Protein hấp thụ tương đối nhiều và do yêu cầu sinh trưởng của thai nhi, và do hoocmon giới tính có thể làm
cho quá trình trao đổi chất tryto- phan tăng nhanh nên lượng vitamin B6 cần hấp thụ hàng ngày thường là 2,5mg, sữa mẹ không được thấp hơn 5mg.
Có một số loại thuốc có thể làm cho quá trình tiêu hao vitamin B6 trong cơ thể tăng cao, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh lao, nó phát sinh tác dụng đối kháng với vitamin B6; hoặc thuốc điều trị bệnh biến tính hạch dạng gan và penicillanin thường dùng khi ngộ độc kim loại khác cũng có thể
làm cho vitamin B6 bài tiết ra ngoài theo nước tiểu, do đó đối với những bệnh nhân uống những loại thuốc nói trên trong một thời gian dài cần phải bổ sung thêm từ 5 - 10mg vitamin B6, nếu
không cơ thể sẽ rất dễ bị thiếu vitamin B6, dẫn đến tình trạng co giật.