Trí tưởng tượng vô thức có những đặc điểm sau đây.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 1) (Trang 68)

a. Chủ đề tưởng tượng thường xuyên thay đổi. Không thể kiên trì theo một mục đích nhất định, dễ thay đổi từ chủ đề này sang chủ đề khác. Ví dụ, ở thời điểm này thì ước mơ trở thành một bác sỹ, ở

thời điểm khác lại ước mình trở thành một cảnh sát,... b. Tưởng tượng gắn liền với hiện thực. Do không thể phân biệt được sự vật trong tưởng tượng và sự vật trong hiện thực nên thường bị người lớn cho là những lời nói dối. Chẳng hạn, bé rất thích chơi ôtô nhựa nên chúng thường tưởng tượng xe ôtô của những đứa trẻ khác là của mình và chúng đòi

hỏi là xe của mình.

c. Tưởng tượng có tính khuếch trương đặc thù. Rất thích khuếch trương một đặc điểm hay một tình tiết nào đó của sự vật. Ví dụ, nếu bạn hỏi bé là bé có muốn cao lớn hay không, có thể bé sẽ trả lời là

"cao lớn như bầu trời".

d. Lấy tưởng tượng để thỏa mãn. Tưởng tượng thường không nhằm vào một mục đích nào định trước, mà chỉ tưởng tượng để thoả mãn, cho nên nó rất giàu tính chất hoang đường. Ví dụ, sau khi được nghe kể về một câu chuyện thám hiểm đại dương bao la rộng lớn thì hôm sau bé cũng muốn được đi thám hiểm như những nhân vật trong câu chuyện, điều đó thể hiện bé muốn thoả mãn ý

nguyện của mình bằng trí tưởng tượng.

Tưởng tượng có ý thức là một sự trỗi dậy có ý thức của bé, song nó không hề có mối liên hệ nào với ý chí để nhằm thực hiện trí tưởng tượng đó. Chẳng hạn, bé có thể ước mơ trở thành một nhà du hành vũ trụ trong tương lai nhưng bé lại không hề cố gắng để hướng đến mục tiêu này, đó chỉ là

không tưởng.

Một phần của tài liệu Bách khoa tri thức chăm sóc con trẻ toàn diện (tập 1) (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w