Dùng mục tiêu phấn đấu để động viên con

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 72)

. Tiêu chuẩn đầu tiên để làm người là không hãm hại người khác Điều này sẽ giúp trẻ hiểu

1. Dùng mục tiêu phấn đấu để động viên con

Người xưa từng nói: “Xác định được mục tiêu nghĩa là đã thành công một nửa”. Một người cần xác định được mục tiêu phấn đấu thì mới có thể nỗ lực tiến lên, không bị mất phương hướng. Những người biết tự động viên bản thân mới có thể không ngừng cố gắng phấn đấu để đạt được mục tiêu của mình.

Trong một cuộc đua xe nọ có 35 người tham gia, tuổi trung bình của các tay đua là 15. Một tay đua nhỏ tuổi đã đạt được vị trí thứ hai. Cậu ta vô cùng vui mừng chạy về nhà khoe với mẹ tin vui này, vừa chạy vào cửa vừa kêu to:

“Mẹ ơi, con đạt được vị trí thứ hai rồi!”.

Không ngờ người mẹ lại lạnh lùng trả lời: “Thế thì có gì đáng vui mừng? Mẹ lại thấy con đã thua rồi!”.

Cậu bé không hiểu bèn hỏi mẹ: “Mẹ không thấy con mới tham gia đua lần đầu mà đã đạt được vị trí thứ hai là rất khá rồi sao? Hơn nữa lần đua xe này có nhiều người tham gia như vậy”.

Người mẹ thấy con mình không hài lòng, nhưng bà vẫn nghiêm khắc nói: “Con không cần phải đứng sau bất kỳ người nào khác. Nếu người khác đạt được vị trí thứ nhất thì mẹ tin rằng con cũng có thể”.

Nghe câu nói này của mẹ, cậu bé rất xúc động, ghi nhớ điều này trong lòng.

Mười mấy năm sau, cậu bé đó đã tham gia cuộc đua xe toàn thế giới, trở thành vận động viên giành được nhiều danh hiệu vô địch nhất trong lịch sử. Anh chính là Richard Paddy nổi tiếng toàn thế giới.

Cho đến nay vẫn chưa có ai phá được kỷ lục của Richard Paddy. Đã bao nhiêu năm trôi qua, anh vẫn ghi nhớ câu nói của mẹ: “Con không cần phải đứng sau bất kỳ người nào khác”. Chính câu nói của người mẹ đã khiến anh hiểu rằng mỗi người đều cần không ngừng động viên bản thân, không ngừng tự nói với mình rằng: “Ta là người mạnh nhất”. Như vậy chúng ta mới luôn giữ được tinh thần cố gắng phấn đấu.

Mục tiêu là yêu cầu có tính giai đoạn của việc thực hiện lý tưởng của đời người. Chỉ thông qua việc hoàn thành mục tiêu ở những giai đoạn khác nhau, chúng ta mới có thể từng bước thực hiện được mục tiêu lớn nhất của cuộc đời, đó là lý tưởng. Nếu trẻ em không có mục tiêu phấn đấu cụ thể hay mục tiêu quá cao hoặc quá thấp đều không tốt. Điều này không những không có lợi cho sự trưởng thành của trẻ mà còn trực tiếp ảnh thưởng đến tính tích cực phấn đấu của chúng. Do vậy, khi giúp con xác định mục tiêu, cha mẹ cần chú ý những điểm sau đây:

Thứ nhất: Mục tiêu cần có tính cụ thể.

Làm rõ mục tiêu bằng số lượng, chất lượng hoặc thời gian thực hiện. Nhận thức đúng về bản thân là tiền đề để xác định mục tiêu phấn đấu. Những đứa trẻ tương đối hướng ngoại thường thích nói về lý tưởng, tương lai của mình. Cho dù đôi lúc những điều trẻ nói xa rời thực tế thì cha mẹ cũng không nên cười nhạo những mộng tưởng ngây thơ của chúng mà cần động viên trẻ nói ra mục tiêu hoặc mơ ước của mình, đồng thời hướng dẫn chúng nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu. Ví dụ, một đứa trẻ mới vài tuổi đã nói mục tiêu của mình là trở thành ca sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới, khi đó những ông bố bà mẹ thông minh cần động viên trẻ viết ra mục tiêu này, đồng thời giúp chúng đặt ra kế hoạch hành động phù hợp, thực hiện một số việc trong khả năng của trẻ. Như vậy mới giúp trẻ tiến đến gần mục tiêu của mình, biến ước mơ thành hiện thực. Mục tiêu không có sự phân biệt cao thấp sang hèn, cho dù mục tiêu của trẻ là gì, chỉ cần cha mẹ biết cách hướng dẫn, giáo dục trẻ sao cho đúng thì đó đều là một mục tiêu tốt.

Thứ hai: Mục tiêu phải có độ khó nhất định, có tính thách thức

Cha mẹ khi giúp trẻ thiết lập mục tiêu để phấn đấu không nên chọn mục tiêu quá khó hay quá dễ, trước hết nên trò chuyện cùng trẻ, sau đó tìm ra lĩnh vực mà trẻ có hứng thú, động viên trẻ nỗ lực cố gắng để thực hiện mục tiêu. Ví dụ, các bé gái thường thích ca hát, nhảy múa thì cha mẹ có thể hướng dẫn con cách múa hát…

Thứ ba: Cần hiểu rõ hứng thú và sở trường của con, tôn trọng sự lựa chọn của chúng

Hứng thú là cội nguồn của hành động, là động lực kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động. Cha mẹ khi giúp con đặt ra mục tiêu tuyệt đối không thay trẻ quyết định, sau đó bắt trẻ làm theo, cần giúp trẻ phát hiện bản thân chúng muốn làm việc gì nhất, việc gì khiến chúng có hứng thú nhất.

Chỉ khi làm những việc mà chúng yêu thích thì trẻ mới mkhông cảm thấy mệt mỏi, mới có tinh thần để thực hiện, và nsau khi làm được mới thực sự có cảm giác thành công.

Cha mẹ là người hiểu rõ con cái nhất, giúp trẻ đặt ra mục tiêu để phấn đấu rồi giúp chúng thực hiện mục tiêu, đó chính là những việc mà cha mẹ cần làm. Mục tiêu này sẽ trở thành động lực trong cuộc sống của trẻ. Chúng biết rằng tất cả những việc hôm nay mình làm đều là để thực hiện mục tiêu đó, càng cố gắng sẽ càng đến gần với mục tiêu hơn.

Cho dù những mục tiêu phấn đấu mà trẻ đã chọn có thể khác nhau, nhưng đều là những việc mà chúng muốn làm. Sau khi đã có động lực tâm lý như vậy thì trẻ sẽ có tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ, tính chủ động và tự giác. Để trẻ học được cách tự khống chế bản thân là việc mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn, để trẻ cảm thấy tất cả những gì mình học được đều là vì tương lai tốt đẹp sau này của bản thân chứ không phải vì cha mẹ hay thầy cô, như vậy khả năng chống lại cám dỗ của trẻ sẽ được nâng cao. Trước khi giúp trẻ đặt ra mục tiêu phấn đấu, cha mẹ cần trò chuyện trực tiếp, thẳng thắn và cởi mở với chúng, sau đó căn cứ vào hứng thú, sở thích của trẻ để bồi dưỡng dần.

Cha mẹ nên tôn trọng hứng thú, sở thích, sở trường của con cái và nên cảm thấy vui mừng về điều đó. Khi cha mẹ nhận thấy hứng thú của trẻ khác xa so với những gì mà mình tưởng tượng thì không nên đả kích, châm chọc con cái. Cha mẹ phải ghi nhớ: Chỉ có những việc mà trẻ cảm thấy thích thú thì chúng mới chuyên tâm thực hiện, mới đạt được kết quả tốt. Thực tế đã chứng minh, nếu cha mẹ bắt ép trẻ làm những việc mà chúng không thích thì chỉ lãng phí thời gian và công sức.

Nếu cha mẹ phát hiện thấy con mình không có sở thích nào đặc biệt hoặc đang thích cái này lại chuyển sang thích cái khác thì cần kịp thời giúp trẻ điều chỉnh trạng thái tâm lý cho phù hợp.

Thứ tư: Động viên trẻ dám làm những cái mới, tạo điều kiện giúp chúng thực hiện lý tưởng của mình.

Nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới Mozart khi còn nhỏ đã từng theo học nhà soạn nhạc Haydn vĩ đại. Một hôm, cậu bé Mozart hỏi thầy: “Thưa thầy, em đã viết một bản nhạc mà chắc chắn thầy không thể nào chơi được”. “Làm sao lại như thế được?”, Haydn nghi ngờ hỏi, “Rốt cuộc là bản nhạc như thế nào?”. Mozart bèn lấy bản nhạc mình đã viết đưa cho Haydn. Haydn sau khi xem qua một lượt rất cẩn thận, đột nhiên kêu to lên rằng: “Đây là bản nhạc gì vậy? Khi hai bàn tay đang đặt ở tận hai đầu của các phím đàn thì đột nhiên lại có một nốt nhạc xuất hiện ở đoạn giữa. Như vậy thì bản nhạc này quả thực không thể chơi được”. Mozart liền bước đến bên cây đàn piano, ngồi xuống và bắt đầu chơi. Khi gặp phải nốt nhạc ở giữa, cậu bèn cúi gập người xuống, dùng mũi của mình để nhấn vào phím đó, khiến Haydn vô cùng sửng sốt.

Mỗi đứa trẻ đều có cách tư duy khác nhau, nhưng không phải ai có cách tư duy khác với đa số những người khác thì nghĩa là cách tư duy đó không đúng. Trước hết, cha mẹ cần động viên con cái hướng tới mục tiêu của mình. Ví dụ, khi trẻ muốn mua một chiếc máy vi tính thì cha mẹ không nên lập tức đưa ra câu trả lời đồng ý hay từ chối mà nên khuyến khích trẻ cố gắng học tập, nếu đạt được thành tích cao thì có thể đạt được phần thưởng là chiếc máy tính đó. Dần dần trẻ sẽ hiểu rằng, muốn có được một cái gì đó thì trước tiên bản thân cần nỗ lực cố gắng, đồng thời hình thành nên thói quen tốt ở trẻ.

Thứ năm: Giúp trẻ chia lý tưởng thành các giai đoạn khác nhau, đặt ra các mục tiêu ngắn, vừa và dài hạn.

Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Khi giúp trẻ đặt ra mục tiêu phấn đấu, cha mẹ cần chia thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Biện pháp cụ thể chính là hình tượng hóa mục tiêu lớn, chia thành từng mục tiêu nhỏ để từng bước hoàn thành. Ví dụ, muốn trẻ học giỏi môn văn thì có thể chia mục tiêu thành 5 bước cụ thể như sau:

(1) Mô phỏng văn mẫu viết 1 đoạn văn ngắn. (2) Mô phỏng văn mẫu viết 2 đoạn văn ngắn. (3) Mô phỏng văn mẫu viết 3 đoạn văn ngắn.

(4) Mô phỏng văn mẫu viết 1 bài văn ngắn khoảng 400 chữ.

(5) Cho trẻ học cách viết 1 bài văn ngắn khoảng 400 chữ theo chủ đề.

Mỗi khi trẻ có tiến bộ dù rất nhỏ, cha mẹ cũng cần khen ngợi và khẳng định tiến bộ đó của con. Nguyên tắc chủ yếu của việc khen ngợi là so sánh với thời gian trước của trẻ, tiến hành so sánh theo chiều dọc với chính bản thân trẻ chứ không nên so sánh theo chiều ngang với các bạn khác.

Thứ sáu: Đề ra mục tiêu không khó, mà khó ở chỗ thực hiện mục tiêu.

Đề ra mục tiêu thì rất dễ, nhưng thực hiện được mục tiêu lại là chuyện không đơn giản. Cần biết rằng quá trình thực hiện mục tiêu có thể gặp rất nhiều khó khăn, nếu trẻ thất bại thì cha mẹ cần kịp thời hướng dẫn, giúp đỡ chúng phân tích nguyên nhân, đồng thời động viên chúng dũng cảm tiếp tục tiến lên. Trong quá trình này cha mẹ cần phải hết sức kiên nhẫn, đồng thời cần chú ý tác dụng của việc lấy chính bản thân mình làm gương. Ví dụ, khi trẻ học bài, cha mẹ không nên xem tivi hay

nghe nhạc mà nên làm những công việc của mình, cùng con học tập hay làm việc. Như vậy trẻ mới có động lực để cố gắng.

Thứ bảy: Mục tiêu muốn có hiệu quả cần nhân tố động viên và kích thích của cha mẹ, chủ yếu bao gồm những điểm sau đây:

- Xác định mục tiêu rõ ràng. Biết được cụ thể những việc cần làm là gì, đồng thời đặt ra thời gian cụ thể để hoàn thành, không nên để thời gian trôi qua một cách vô ích.

- Dùng lời lẽ tích cực để khẳng định mục tiêu phấn đấu. Không nên khi gặp việc gì thì lại nói “tôi không làm…”, mà cần nói “tôi muốn…”.

- Cần có “bằng chứng” rõ ràng về cảm giác của trẻ để xác định: mục tiêu này xuất phát từ mong muốn của trẻ, hàng ngày nhắc nhở, động viên, kích thích để trẻ đạt được mục tiêu.

- Có kế hoạch và từng bước cụ thể để thực hiện mục tiêu. Căn cứ vào thời gian hoàn thành mục tiêu để chia nhỏ thành từng bước, đặt ra các biện pháp cụ thể để giúp nâng cao khả năng của trẻ, khiến mục tiêu có thể thực hiện được.

Có thể thấy, đặt ra mục tiêu là kết quả cụ thể có được sau khi cha mẹ và con cái cùng trò chuyện, bàn bạc, đồng thời được hình thành từng bước trong một hoàn cảnh giađình nhất định. Cha mẹ cần biết lắng nghe tâm sự của trẻ, giúp chúng tìm ra mục tiêu và phương hướng trong cuộc sống, sau đó hướng dẫn chúng cách thực hiện. Trong quá trình này cha mẹ chỉ cần đứng sau trẻ, không ngừng động viên và tiếp thêm sức lực cho chúng.

Như thế nào mới gọi là mục tiêu phấn đấu khôn ngoan trong cuộc sống? Đó chính là việc dùng những mục tiêu có thể thấy được trong cuộc sống hàng ngày làm phương hướng để trẻ phấn đấu, dùng thành quả của những mục tiêu ngắn hạn làm động lực giúp trẻ thực hiện những mục tiêu dài hạn hơn. Phương pháp động viên thực tế và hiệu quả nhất chính là để trẻ lấy hành vi thực tế là các mục tiêu có thể thấy được để động viên chính bản thân chúng.

Khi con cái tiến vào tương lai, cha mẹ không được quên động viên chúng xác định những mục tiêu cụ thể và có thể thực hiện được, bởi vì chỉ khi thấy được mục tiêu, trẻ mới có khả năng đi đến đích cuối cùng.

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w