Giáo dục con sống thành thật

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 98)

. Tiêu chuẩn đầu tiên để làm người là không hãm hại người khác Điều này sẽ giúp trẻ hiểu

5. Giáo dục con sống thành thật

Hầu như mọi người ai cũng biết câu chuyện “Chú bé chăn cừu” và thấy được tính nguy hại của việc nói dối. Nhưng trên thực tế, gần một nửa số trẻ em đều có hiện tượng nói dối, có đứa trẻ thậm chí còn cho rằng “thật thà thì chỉ chịu thiệt mà thôi”.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ nói dối mà phần lớn trong số đó đều có liên quan đến cha mẹ, thậm chí có những đứa trẻ nói rằng chúng bị cha mẹ bắt ép nói dối!

Nếu bản thân cha mẹ thường xuyên nói dối thì khi yêu cầu con cái thành thật, liệu chúng có chịu nghe lời không?

Cha mẹ của Triệu Cương đều là lãnh đạo cấp cao, hoàn cảnh gia đình rất tốt, nhưng cha mẹ cậu lại coi nhẹ việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho con trai. Có lần cha cậu đang xem tivi thì chuông cửa kêu, ông bèn sai con trai ra mở cửa, còn dặn cậu bé nói với khách rằng “cha cháu không có

nhà”. Triệu Cương làm theo lời cha dặn, sau khi khách đi rồi, cậu bèn hỏi cha: “Rõ ràng là cha ở nhà, tại sao lại nói là không?”. Cha cậu trả lời: “Tập phim này rất hay, cha không muốn bị người khác làm phiền”. Vậy là trong suy nghĩ của Triệu Cương, nói dối đã trở thành một cách để ứng phó với mọi người.

Một lần khác, đồng hồ nước ở nhà bị hỏng, hai tháng liền mới chạy một số, khi người thu tiền nước đến nhà, mẹ cậu bèn nói rằng: “Hai tháng nay cả nhà tôi đi du lịch, vừa mới về được mấy hôm nên mới dùng nước ít như thế”. Vậy là Triệu Cương lại cho rằng nói dối là một cách để thu lợi về mình. Cứ như vậy, do ảnh hưởng của cha mẹ, Triệu Cương bắt đầu biết nói dối, ở trường thì nói dối thầy cô bạn bè, về nhà thì nói dối cha mẹ, cuối cùng mọi người không ai rõ những điều mà cậu bé nói, câu nào là thật, câu nào là giả. Các bạn học đều xa lánh cậu, thầy cô giáo cũng rất thất vọng về cậu.

Một bà mẹ trẻ phát biểu trước rất đông người về cách dạy dỗ con cái của mình. Khi thấy con nói dối, bà mẹ liền nghiêm khắc bảo cậu bé rằng: “Nếu lần sau con còn tiếp tục nói dối, mẹ sẽ lấy kéo cắt lưỡi của con đi”. Mọi người nghe xong không cho rằng đây là một cách giáo dục hay. Lúc đó, một chuyên gia giáo dục bèn hỏi lại bà mẹ trẻ: “Nếu con của chị lại tiếp tục nói dối thì chị có cắt lưỡi của cháu hay không?”. Bà mẹ trẻ bèn lắc đầu, lập tức trả lời: “Đương nhiên là không rồi, ông cho rằng tôi bị điên hay sao?”. Chuyên gia giáo dục đó lại hỏi: “Như vậy có nghĩa là chính chị đã nói dối con!”. Bà mẹ trẻ nghe xong thì sững người, không biết nói sao.

Trong cuộc sống, những bậc cha mẹ như vậy không phải là hiếm. Rất nhiều người không nhận thấy rằng chính bản thân họ đã dạy con cách nói dối. Nhưng cho dù là nguyên nhân gì, nếu cha mẹ phát hiện thấy con mình nói dối thì tuyệt đối không được coi thường.

Tác hại của việc nói dối

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, những đứa trẻ nói dối thường có các trạng thái tâm lý không tốt như lo lắng, nóng nảy. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do khi nói dối, trẻ thường cảm thấy lo lắng hơn so với lúc bình thường, tim cũng đập nhanh hơn, chúng phải suy nghĩ nói dối sao cho kín kẽ, hơn nữa còn lo sợ lời nói dối của mình bị phát hiện, do đó tâm lý thường có phần áy náy và tự trách bản thân, lâu dần sẽ trở nên vô cùng lo lắng.

Những đứa trẻ hay nói dối cũng ít khi tin tưởng người khác, bởi chúng sẽ “suy bụng ta ra bụng người”, cho rằng bản thân mình có thể nói dối thì người khác tại sao lại không? Do đó, chúng cố tình giữ khoảng cách với những người xung quanh. Trạng thái tâm lý này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ xã hội, khiến người khác xa lánh chúng.

Nói dối khiến con người mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần. Tục ngữ nói rất đúng: “Chỉ cần nói dối một lần thì sẽ phải nói dối hàng trăm lần nữa để che đậy cho lần đầu tiên đó”. Như vậy cuộc sống sẽ trôi qua hết sức mệt mỏi, không có lợi cả về thể chất và tinh thần.

Con cái nói dối, cha mẹ cần phải làm gì?

Không nên trách mắng trẻ bằng lời lẽ quá nghiêm khắc

Nếu phát hiện thấy con nói dối, bạn chỉ nên dùng lời lẽ nhẹ nhàng để giúp chúng nhận ra lỗi lầm của bản thân, để chúng hiểu rằng, thành thật với người khác là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp, có thể được mọi người tôn trọng và tin tưởng, rất có ích cho cuộc sống sau này. Tuyệt đối không nên dùng đòn roi hay những lời lẽ nặng nề để trách mắng trẻ, làm tổn thương đến tâm hồn non nớt của chúng. Ngoài ra cũng không được có quan niệm “trẻ con mà, nói dối một chút cũng chẳng

sao”, càng không được cổ vũ hành vi này của trẻ, ví dụ: “Giỏi thật đấy, cũng biết cách nói dối rồi cơ đấy, suýt nữa thì cha mẹ đã bị con lừa rồi”, nếu không sẽ vô tình tạo điều kiện cho hành vi nói dối của trẻ phát triển thêm.

Cha mẹ nói được thì phải làm được

Người lớn có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc tới con trẻ. Nhiều bậc cha mẹ thường rơi vào tình huống như sau: Muốn đi xa hoặc đi thăm người thân, khi con khóc quấy đòi đi theo nhưng cha mẹ không cho chúng đi bèn nói với chúng rằng: “Nếu con ngoan, chịu ở nhà trông nhà, lúc về cha mẹ sẽ mua đồ ăn ngon cho”. Nhưng sau khi nói xong thì cha mẹ quên ngay, còn đứa trẻ lại ghi nhớ trong lòng, nếu lúc về cha mẹ không mua gì thì chúng sẽ cho rằng người lớn đã nói dối, và dần dần sẽ học theo. Do vậy, cha mẹ không được cho rằng vì con mình còn nhỏ mà có thể dối gạt chúng. Đối với con cái, cha mẹ nói thì phải làm, nếu không, làm sao trẻ có thể nghe theo những lời dạy bảo của cha mẹ?

Vào thế kỉ 18, ở nước Anh có một chính trị gia rất nổi tiếng là Charles James Fox. Lúc đó các gia đình giàu có ở nước Anh đều sinh sống trong những khu vườn rất đẹp. Trong khu vườn của gia đình Fox có một tòa nhà rất cũ, cha của cậu bé muốn xây một cái mới bèn cho gọi công nhân đến chuẩn bị phá dỡ. Vừa hay lúc đó Fox từ trường học trở về nhà nhân kì nghỉ, cậu bé rất muốn tận mắt nhìn thấy tòa nhà bị dỡ bỏ như thế nào, nhưng như vậy sẽ bị chậm thời gian quay lại trường học. Cha của cậu bé đương nhiên không đồng ý, do đó hai cha con đã tranh cãi.

Cuối cùng, người cha đành bảo con trai sẽ hoãn việc phá dỡ tòa nhà đến kì nghỉ sang năm, như vậy cậu bé có thể quan sát được. Vậy là cậu bé Fox yên tâm quay trở lại trường học.

Nhưng không ngờ Fox vừa đi khỏi thì cha cậu bèn cho người phá dỡ tòa nhà và xây dựng một tòa nhà mới trên nền đất cũ. Ông cho rằng con trai vẫn còn nhỏ, lại bận học cả ngày, sẽ mau chóng quên chuyện này. Đến kì nghỉ năm sau, cậu bé vừa trở về nhà liền lập tức đi ra chỗ tòa nhà cũ, nhưng hiện ra trước mắt cậu lại là một tòa nhà mới. Cậu bé buồn bã nói với cha: “Cha là người lớn, tại sao nói lại không giữ lời?”. Người cha nghe xong hết sức kinh ngạc, bèn nói với con trai: “Con nói rất đúng, cha đã sai rồi, cha sẽ sửa sai ngay lập tức. Giữ lời hứa còn quan trọng hơn tiền bạc gấp trăm ngàn lần”. Nói xong, ông lập tức cho người tới xây dựng một tòa nhà mới, rồi phá bỏ ngay trước mặt con trai.

Tạo ra mối quan hệ dân chủ giữa những người trong gia đình.

Nhiều đứa trẻ sau khi nói dối không dám thừa nhận do sợ bị cha mẹ trừng phạt. Thực tế đúng như vậy, rất nhiều bậc cha mẹ dạy dỗ con cái quá nghiêm khắc, thường dùng vũ lực để giải quyết vấn đề, trẻ chỉ còn cách nói dối đểtránh bị đòn roi. Khi một đứa trẻ làm sai việc gì, nếu nó nói thật với cha mẹ thì rất có thể sẽ bị một trận đòn “thừa sống thiếu chết”, nhưng nếu nói dối lại có thể tránh được chuyện này, do đó chúng lựa chọn cách nói dối. Ngoài ra, những đứa trẻ nhờ nói dối mà tránh được bị trừng phạt sẽ dựa vào kinh nghiệm của mình để phán đoán, xử lý sự việc, lần sau nếu tiếp tục gặp phải việc giống như vậy sẽ học được cách che đậy sự thật. Lâu dần thành quen, trẻ càng không dám nói ra sự thật nữa. Do vậy, cha mẹ cần có được sự tin tưởng của trẻ, cho chúng biết rằng, cha mẹ luôn khoan dung với những lỗi lầm của chúng. Chỉ khi trẻ dũng cảm nhận lỗi thì chúng mới không tái phạm nữa.

Tóm lại, dối trá dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều sai trái. Phải để trẻ hiểu rằng, nếu đã nói dối thành quen thì sau này cho dù nói thật cũng sẽ giống như cậu bé chăn cừu trong truyện, sẽ chẳng có

ai tin lời nữa. Cha mẹ cần kể cho trẻ nghe những truyện tương tự như “Cậu bé chăn cừu”, để trẻ nhận thức được nói dối là sai và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế nào.

Đương nhiên, nếu một đứa trẻ chỉ khoảng bốn năm tuổi thích nói dối lại là chuyện khác, cha mẹ không nên coi đó là vấn đề đạo đức quá nghiêm trọng. Thật ra, bản chất của việc trẻ em và người lớn nói dối là hoàn toàn khác nhau, bởi trẻ em chỉ là do vô ý mà thôi. Có lúc đứa trẻ không phân biệt được giữa sự thật và tưởng tượng, thường lẫn lộn giữa những việc mà chúng tưởng tượng ra và những việc trong thực tế. Ví dụ, nếu ban ngày trẻ xem phim hoạt hình về động vật, đến tối có thể khoe với mẹ: “Hôm nay con đã nhìn thấy một con hổ”, hoặc hình tròn lại nói thành hình vuông, màu đỏ thì nói là màu xanh, nhìn thấy con vịt thì bảo là con ngan… Khi trẻ cùng chơi đùa với các bạn thì càng nói dối nhiều hơn nữa, cha mẹ cũng không nên quá để tâm, bởi thông thường những lời này chỉ là vô tình, đó không thể coi là nói dối, chỉ là do năng lực nhận thức và kinh nghiệm của trẻ chưa đủ mới gây ra hiện tượng này.

Do vậy, khi gặp phải tình huống này, chỉ cần cha mẹ nói cho trẻ hiểu rõ đạo lý, chúng sẽ nhanh chóng sửa đổi. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên cho rằng trẻ đã nói dối một lần thì sẽ thường xuyên nói dối, từ đó không tin vào những lời chúng nói nữa. Như vậy rất dễ khiến trẻ hình thành suy nghĩ: “Dù sao cha mẹ cũng không tin, thà mình cứ nói dối còn hơn”, đã sai lại càng sai.

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w