Vận dụng phương pháp kích thích tiêu cực giúp con tiến bộ

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 64)

Các nghiên cứu tâm lý đã cho thấy, muốn chuyển hóa tiềm năng của con người thành khả năng hiện hữu thì cần thực hiện một bước quan trọng, đó là kích thích. Phương pháp kích thích được chia thành phương pháp kích thích tích cực và phương pháp kích thích tiêu cực.

Vận dụng phương pháp kích thích tiêu cực là một điều kiện thiết yếu giúp con cái trưởng thành. Kích thích tiêu cực nghĩa là đem tới cho đối tượng bị kích thích những khó khăn về mặt vật chất hoặc sự công kích tạm thời về mặt tinh thần, hoặc áp dụng cả hai, nhằm thức tỉnh lòng tự trọng, chí tiến thủ của trẻ, giúp chúng vươn lên, đạt được thành công. Phương pháp kích thích tiêu cực lấy con người và sự việc tiêu cực làm ví dụ, hướng dẫn trẻ tổng kết những lời dạy bảo, tìm ra nguyên nhân của sai lầm, phân tích hậu quả của sự việc, năng cao = khả năng phân biệt đúng sai của trẻ, làm tăng quyết tâm sửa chữa sai lầm của chúng, kích thích chúng chuyển biến theo phương hướng tốt, biến nhân tố tiêu cực thành nhân tố tích cực. Mong con cái thành tài là nguyện vọng chung của các bậc cha mẹ, nhưng muốn thực hiện được nguyện vọng tốt đẹp này thì không chỉ cần sử dụng phương pháp kích thích tích cực mà đôi lúc phương pháp kích thích tiêu cực được áp dụng một cách hợp lý có thể mang tới hiệu quả không ngờ. Trong lịch sử Trung Quốc, Tô Tần đã sử dụng phương pháp kích thích tiêu cực giúp Trương Nghi đạt được thành công.

Tô Tần và Trương Nghi từng là bạn học của nhau. Sau khi học xong, Tô Tần nhanh chóng có được sự sủng ái của Triệu Vương, nắm quyền lớn trong tay, còn Trương Nghi lại gặp khó khăn liên tiếp, thậm chí bị người ta coi là ăn cắp mà đánh cho một trận. Không biết làm thế nào, ông bèn tìm đến nhà Tô Tần mong được giúp đỡ.

Thông thường, khi có bạn học cũ đến chơi thì phải đón tiếp chu đáo, song Tô Tần trong lòng đã có ý đồ khác, ông cho rằng: Trương Nghi là bậc hiền sĩ trong thiên hạ, trên thực tế thì mình không

bằng ông ta, mình hiện nay chỉ do may mắn mà được trọng dụng, còn người thực sự có thể nắm chính quyền ở nước Tần này chỉ có Trương Nghi mà thôi. Nhưng ông ta lại đang lúc nghèo khó, nếu dễ dàng được hưởng sung sướng thì sau này sẽ quen với cuộc sống giàu sang an nhàn mà không có chí tiến thủ.

Vậy là Tô Tần đã nghĩ ra một cách hay: Làm nhục Trương Nghi một lần để kích thích quyết tâm của ông ta. Vậy là mấy ngày = sau, Tô Tần mới chịu gặp Trương Nghi, đồng thời trong lúc gặp liên tục làm khó dễ cho ông ta. Tô Tần để ông ta ngồi dưới đất, chỉ cho ăn những đồ ăn thức uống như của bọn đầy tớ, lại còn trách móc rằng: “Tài năng của anh mà để bản thân rơi vào tình cảnh như hiện nay, thật đáng xấu hổ! Tôi có đủ quyền thế để giúp anh được giàu có, nhưng anh không xứng đáng nhận được sự giúp đỡ của tôi, anh hãy tự đi con đường của mình!”.

Trương Nghi vô cùng tức giận, quyết tâm phải rửa mối nhục này. Nhưng rửa nhục cũng đâu phải một chuyện dễ dàng, ông ta chỉ có cách đến nước Tần, nắm lấy quyền bính, mượn sức của nước Tần để đạt được mục đích của mình.

Trương Nghi bèn ôm hận lên đường, chịu đựng biết bao gian khổ, dầm mưa dãi nắng, may mà gặp được một người bạn đồng hành. Người bạn đồng hành này khảng khái ra tay giúp đỡ, khiến Trương Nghi đến được nước Tần an toàn. Sau khi đến nơi, người bạn đồng hành này còn cho Trương Nghi tiền, giúp ông ta tác động với các quan lại ở nước Tần, cuối cùng cũng đã được vua Tần tín nhiệm, coi như khách quý. Đến lúc đó, người bạn đồng hành này mới tiết lộ bí mật, thì ra ông ta chính là người do Tô Tần phái đến. Lúc này Trương Nghi không những không căm hận Tô Tần nữa mà còn bội phần biết ơn.

Phương pháp kích thích tiêu cực đã được Tô Tần sử dụng một cách hết sức khéo léo. Nếu Trương Nghi năm đó không có được sự kích thích tiêu cực này của Tô Tần thì có lẽ cả đời ông ta chỉ có thể sống như một kẻ ăn bám vào người khác, một kẻ vô danh không ai biết đến mà thôi.

Kích thích tiêu cực chính là một phương pháp giúp người khác tiến bộ. Nó tạo ra một dạng tình cảnh cấp thiết, áp lực rất lớn khiến người ta phải “tìm được đường sống từ trong chỗ chết”.

Những biện pháp gọi là “đập nồi dìm thuyền”, “quay lưng vào sông mà đánh” chính là như vậy. (Chú giải: “Đập nồi dìm thuyền”:

Trước trận đánh, cho quân sĩ đập hết nồi nấu cơm và dìm thuyền xuống sông, tức là nếu không đánh thắng quân giặc thì cũng không có đường quay trở lại, để quân sĩ phải quyết tâm đánh thắng giặc; “Quay lưng vào sông mà đánh”:

Phía sau lưng quân sĩ là sông, nếu không đánh thắng giặc thì cũng không có đường quay lại). Những khó khăn trong cuộc sống chính là một loại tài sản hết sức quý báu. Cha mẹ khi giáo dục con cái cũng có thể mượn tác dụng kích thích của các mối nguy cơ để kích thích ý chí đấu tranh và chí tiến thủ của trẻ.

Nếu con bạn là người thông minh nhưng không chịu khó học hành thì lúc đó bạn có thể dùng một số lời lẽ để kích thích trẻ, ví dụ: “Mẹ biết là kỳ thi này con sẽ chẳng đạt được kết quả cao đâu. Đừng nói là vì con không chịu học, cho dù có học thì kết quả chắc cũng chẳng tốt”. Nghe thấy những lời như vậy, có thể lúc đó con bạn sẽ rất tức giận, nhưng lòng tự trọng của trẻ sẽ giúp trẻ quyết tâm nỗ lực học hành. Khi đó, nếu cha mẹ kịp thời giúp đỡ con thì trẻ nhất định sẽ thành công. Đồng thời, khi cha mẹ kích thích lòng tự tin và dũng cảm khắc phục khó khăn của con thì phải đồng tâm hiệp lực giúp đỡ con, tránh trường hợp để một mình trẻ phải gánh chịu áp lực, sẽ nảy sinh

tâm lý cô đơn và trách móc cha mẹ. Ví dụ, khi yêu cầu con giúp cha mẹ làm việc nhà, trước hết có thể hỏi trẻ: “Con có thể làm được không? Nếu không được thì để mẹ tự làm”. Khi trẻ nghe thấy những lời này sẽ cảm thấy lòng tự tin bị tổn thương, sẽ bắt buộc bản thân tự hoàn thành nhiệm vụ...

Có thể nói phương pháp kích thích tiêu cực khá đặc biệt, mang tính nghệ thuật rất cao. Con người cần phải có áp lực mới có thể trưởng thành, nhưng áp lực quá lớn lại dễ gây phản tác dụng. Phương pháp kích thích tiêu cực cần sử dụng một cách vừa phải, nếu mù quáng áp dụng sẽ rất dễ gây ra tác dụng phụ. Khi sử dụng phương pháp kích thích tiêu cực không những cần hội đủ điều kiện khách quan nhất định mà còn cần dùng sao cho đúng người, đúng việc.

Trước hết, cha mẹ cần nắm rõ trạng thái tâm lý và khả năng của con, biết cách kích thích sao cho phù hợp, nhằm tránh những hậu quả tiêu cực.

Hiểu rõ con cái là cơ sở để sử dụng một cách phù hợp và chính xác phương pháp kích thích tiêu cực, và cũng là mấu chốt để đạt được hiệu quả. Nếu con bạn có tâm lý quá yếu đuối thì việc kích thích sẽ không có hiệu quả và còn phản tác dụng. Hoặc nếu trẻ cơ bản không có đủ khả năng để đạt được mục tiêu nào đó thì dù cha mẹ kích thích cũng không có tác dụng. Tô Tần sở dĩ áp dụng biện pháp kích thích tiêu cực đối với Trương Nghi bởi ông ta hiểu rõ Trương Nghi là người có tài năng và lòng tự trọng cao. Giả sử nếu Tô Tần tùy tiện áp dụng phương pháp này với người khác thì chắc chắn kết quả sẽ không được như ý.

Thứ hai: Khi vận dụng phương pháp kích thích tiêu cực cần nắm chắc thời cơ.

Có lúc kích thích tiêu cực có thể đạt được hiệu quả nhiều hơn so với kích thích tích cực. Kích thích đồng thời với thất bại có nghĩa là khi trẻ gặp phải khó khăn, thất bại thì cha mẹ dùng những lời lẽ đả kích để khiến trẻ không thể không rút ra tổng kết và bài học từ thất bại của mình, từ đó đạt được hiệu quả và mục đích của việc kích thích. Ví dụ, một học sinh muốn có những biểu hiện tốt nhưng lại thất bại thì học sinh đó sẽ có một trong hai kiểu thái độ: thích ứng tích cực hoặc phòng vệ tiêu cực. Lúc đó nếu căn cứ vào đặc điểm tâm lý của trẻ, tạo cho trẻ thêm áp lực một cách phù hợp sẽ giúp kích thích tiềm năng của chúng.

Cuối cùng: Cha mẹ khi vận dụng phương pháp kích thích tiêu cực tuy dùng những lời lẽ trái với suy nghĩ thực tế của mình nhưng lại có thể đạt được hiệu quả ngang bằng, hay thậm chí vượt trên cả phương pháp kích thích tích cực.

Dù kích thích tích cực hay tiêu cực thì đều là vì muốn tốt cho trẻ, giúp trẻ phát huy được tiềm năng vốn có của mình.

Cha mẹ cần khiến mỗi đứa trẻ đều có thể tự tin đối mặt với tương lai, giúp chúng cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ và những người xung quanh, đồng thời biết đáp lại tình yêu thương đó.

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w