Loại bỏ khuynh hướng bạo lực trong suy nghĩ của con

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 69)

Con người ai cũng có những tình cảm xúc động hay tức giận, trẻ em không phải ngoại lệ. Có đứa trẻ ngay từ lúc 2 tuổi đã có những biểu hiện thích đánh nhau. Trẻ em tuy còn nhỏ nhưng giống như người lớn, chúng cũng muốn khống chế tất cả mọi thứ xung quanh mình, khi mong muốn không thể thực hiện được thì chúng sẽ có những phản ứng gây chú ý với người lớn, ví dụ như dùng chân đá, la hét...

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ có các hành vi bạo lực:

Nhân cách và hành vi của mỗi người đều được hình thành từ lúc còn nhỏ. Hiện nay, phần lớn các gia đình có ít con nên trẻ có thế giới nội tâm rất cô đơn. Cha mẹ thì bận công việc khiến trẻ có cảm giác không an toàn. Nếu phải chịu sự giáo dục không tốt của gia đình và ảnh hưởng của bạo lực thì khi cảm thấy không an toàn, trẻ sẽ cần một dạng sức mạnh để chống đỡ lại, nhân cách bạo lực được hình thành từ đó.

Một cuộc nghiên cứu đã cho thấy, nếu trẻ từ 5 tuổi trở lên thường xuyên chịu ảnh hưởng của văn hóa bạo lực, thích xem các phim hoạt hình bạo lực, các trò chơi chiến tranh, thích xem các cảnh chém giết, hoặc tận mắt chứng kiến các hành vi bạo lực trong gia đình, thì có thể hình thành nên tính cách bạo lực. Ngày nay, trẻ em đều là “báu vật” trong gia đình, mỗi đứa trẻ được cả gia đình quan tâm chăm sóc, đặc biệt là những bậc cha mẹ quá yêu thương chiều chuộng con cái, điều này sẽ hình thành ở trẻ tính cách “muốn gì được nấy”, ích kỷ độc đoán, coi thường lợi ích của người khác.

Khi còn nhỏ, hễ không được đáp ứng nguyện vọng, trẻ sẽ biểu lộ sự tức giận của mình bằng cách khóc lóc, la hét, nhưng khi trẻ lớn lên, đã có khả năng và lý do để thực thi bạo lực thì có thể dẫn đến các hành vi bạo lực.

Đương nhiên, cũng có một số đứa trẻ có tính cách rất nhạy cảm, dễ bị kích động. Những đứa trẻ này thường có khuynh hướng bạo lực đối với người khác hoặc với các con vật nhỏ. Chúng có thể nổi giận một cách bất ngờ, vô duyên vô cớ, thậm chí lúc nào cũng thấy tức giận, bực bội. Giúp trẻ loại bỏ khuynh hướng bạo lực trong suy nghĩ.

Trong cuộc sống thường ngày, cha mẹ cần hết sức chú ý giúp trẻ loại bỏ khuynh hướng bạo lực trong suy nghĩ. Nhưng cha mẹ cần hiểu rằng: muốn đề phòng khuynh hướng bạo lực ở trẻ em cần một quá trình lâu dài và thực hiện càng sớm càng tốt, nếu đến giai đoạn trẻ dậy thì mới bắt đầu tiến hành ngăn ngừa khuynh hướng bạo lực ở trẻ thì đã quá muộn. Bởi vậy, muốn hạn chế khuynh hướng bạo lực ở trẻ, loại bỏ khái niệm bạo lực trong suy nghĩ của chúng thì điều quan trọng nhất là phải làm ngay khi chúng bắt đầu hiểu biết mọi việc xung quanh.

Trước hết, cha mẹ cần đặt ra quy tắc cho trẻ, đồng thời giữ vững những quy tắc này.

Cha mẹ cần dạy trẻ trở thành một người biết tôn trọng kỉ cương, luật pháp, giúp chúng hiểu rằng trong mối quan hệ giữa người với người cần có sự đồng cảm và thương xót lẫn nhau

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w