Thường xuyên tâm sự với con cá

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 42)

Một nhà giáo dục đã từng phát biểu: “Hình thức cơ bản nhất của việc dạy dỗ con chính là trò chuyện với chúng. Đó cũng là sự giáo dục tốt nhất”. Bởi vậy, trong giới giáo dục có lưu truyền một câu nói nổi tiếng: “Những bậc cha mẹ không biết cách trò chuyện với con thì không được coi là cha mẹ”.

Còn trong cuộc sống thực tế thì trẻ em nói gì? “Ngoài chuyện học tập thì về cơ bản cha mẹ không quan tâm đến cảm nhận của mình, mình không dám trò chuyện cùng cha mẹ, cũng không muốn tâm sự cùng họ. Họ luôn ở vị trí = cao, chỉ biết đưa ra những quy định để ép buộc mình. Chỉ cần mình và mẹ có mâu thuẫn là mẹ lại bảo: “Con cho là con tài giỏi lắm sao, con cho rằng con học khá lắm sao?”. Mỗi lần mẹ nói câu này mình đều cảm thấy không thể chịu nổi”. Đây không phải là hiện tượng cá biệt.

Nhà giáo dục người Anh Spencer đã từng nói: “Giáo huấn con cái nghĩa là bạn bắt con phải tuyệt đối phục tùng, bắt chúng phải suy nghĩ vấn đề cũng như bạn. Trò chuyện thân mật với con nghĩa là mọi người cùng nhau tìm ra cách giải quyết vấn đề, đánh giá lại quan điểm của bản thân, làm rõ xem rốt cuộc ai là người phù hợp với thực tế hơn cả”. Vậy cách giao tiếp nào mới khiến con trẻ cảm thấy thoải mái nhất? Đáp án là tâm sự.

Một khi trẻ có những vấn đề tương đối nghiêm trọng, cha mẹ cần kịp thời trò chuyện cùng con, giúp đỡ trẻ từ góc độ tâm lý và tình cảm. Cha của bé Minh hàng ngày đều đưa cô bé đi học. Hôm nay bé Minh đi một đôi giầy mới nên cảm thấy rất vui. Lúc lên xe cha cô bé do không cẩn thận đã giẫm phải đôi giầy của con gái, do trời vừa có mưa nên đã để lại một vết bùn lớn trên đó. Cha bé Minh chưa kịp nói câu: “Cha xin lỗi” thì cô bé đã hầm hầm giơ chân đạp vào chân cha, trên ống quần ông in rõ một dấu giày.

Cha bé Minh vô cùng sửng sốt, bèn lôi cô bé xuống xe, đánh cho mấy phát vào mông rồi để cô bé đứng ở bên đường, còn mình thì lái xe đi. Nhưng chưa đi được bao xa, ông thấy hối hận, không phải vì lo lắng cô bé đi đường một mình sẽ không an toàn hay sẽ đến lớp muộn mà nghĩ rằng sau trận đòn vừa rồi nhất định con gái sẽ không còn tâm trí nào để học. Do dự một lát, ông bèn quay xe lại tìm cô bé.

Giọng điệu vẫn còn rất tức giận, ông nói: “Mau lên xe!”. Nhưng cô bé không lên xe mà vừa khóc vừa đi tránh xa chiếc xe, sợ cha sẽ lại đánh mình. Lúc đó trong lòng người cha chợt trào dâng cảm giác thương yêu con gái, bèn dịu giọng lại và nói: “Mau lên đi!”, bấy giờ cô bé mới dám trèo lên xe.

Cha cô bé vừa chậm rãi lái xe vừa nghĩ cách để dàn hòa với con gái. Khi chỉ còn cách trường học một quãng, ông liền xuống xe trước, bế con gái xuống, rồi hai cha con vừa đi bộ vừa nói chuyện.

Người cha hỏi: “Khi ở trường hoặc trong lớp học, con có hành động như vậy với các bạn không?”.

Bé Minh khe khẽ trả lời: “Không ạ”. “Vậy tại sao lúc nãy con lại đạp cha?”.

Bé Minh bèn ngẩng đầu lên nhìn cha, rụt rè nói: “Con tưởng rằng cha cố tình giẫm lên giầy của con”.

không ngờ tới. “Đôi giầy con vừa mới đi, làm sao cha lại cố tình làm bẩn được?”. “Vì cha lúc nào cũng trêu chọc con”.

Lúc này cha bé Minh mới hiểu ra: Đúng vậy, bình thường mình hay thích trêu chọc con bé, chả trách nó đã nghĩ như vậy.

“Cha xin lỗi, vừa rồi cha đã sai, đáng lẽ cha không nên nổi nóng với con như vậy”. Người cha thành thật xin lỗi = con gái. “Nhưng cha hỏi con, nếu là một bạn cùng lớp giẫm lên chân con thì con có đá bạn ấy như vậy không?”.

“Không ạ”.

“Vậy con sẽ làm thế nào?”. “Con sẽ mách cô giáo”.

“Nếu bạn ấy không phải cố tình làm như vậy, thì ngoài việc mách cô giáo, con có cách nào khác hay không?”. Lúc này cô bé không biết phải trả lời như thế nào.

“Con sẽ nói: “Không sao” ạ”.

“Nếu bạn ấy không nói gì thì sao? Con sẽ làm gì?”. Cô bé lại không có câu trả lời.

“Thì con vẫn nên cười với bạn ấy. Bạn ấy dù sao cũng không phải là cố tình, hơn nữa vết bẩn trên giầy con không phải là không thể lau sạch. Cười thì có lẽ sẽ không còn vấn đề gì nữa. Nếu gặp phải tình huống như vậy thì con đã biết nên làm thế nào rồi chứ?”.

Cách làm của người cha này hết sức khôn khéo. Cho dù xảy ra tình huống ngoài dự kiến làm chúng ta bực tức, nhưng trước khi nổi giận cần hiểu rõ: bản thân mình có chịu một phần trách nhiệm hay không. Mọi hành vi lời nói của mình đều là khuôn mẫu cho con, cần phải kiềm chế tình cảm của bản thân, đặc biệt là những tình cảm tiêu cực, ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề. Cần phân tích nguyên nhân dẫn đến kết quả này, kịp thời giúp trẻ nhận thức được hành vi không tốt và cách nghĩ sai lầm của bản thân, cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Đặc biệt là những đứa trẻ đang trong độ tuổi dậy thì, chúng luôn mong muốn được tự do, không muốn cha mẹ can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của riêng mình. Bởi vậy, khi gặp phải vấn đề, cha mẹ không nên vội vàng trách mắng trẻ mà phải trò chuyện, nhận được sự cảm thông của chúng.

Tục ngữ có câu: “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”, đối với mỗi đứa trẻ có tính cách khác nhau cần dùng những phương pháp khác nhau để tiến hành trò chuyện. Các bậc cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

Tạo ra không gian trò chuyện hòa hợp.

Bầu không khí hài hòa là cơ sở để bảo đảm cuộc trò chuyện diễn ra một cách hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp để tạo ra bầu không khí trò chuyện hòa hợp.

- Cha mẹ cần tạo ra và nắm lấy cơ hội trò chuyện cùng trẻ những khi trẻ rảnh rỗi, mới đạt được thành công hoặc đang gặp phải vấn đề.

- Lòng tự tôn của trẻ hết sức quan trọng. Khi trò chuyện, cha mẹ cần bảo vệ lòng tự tôn của trẻ. - Dùng ngữ khí thân thiện để biểu thị sự thông cảm, cố gắng không dùng thái độ trịch thượng để trò chuyện với trẻ. Tận dụng ví dụ điển hình, nắm bắt cơ hội trò chuyện.

Bất kỳ lúc nào trẻ cũng có thể nảy sinh những vấn đề không dự tính trước đối với môi trường xung quanh. Nếu cha mẹ có thể nắm bắt những sự việc điển hình, kịp thời trò chuyện cùng trẻ thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều so với những cuộc chuyện trò lúc bình thường. Thông thường sau khi họp phụ huynh là thời điểm trẻ muốn nói chuyện cùng cha mẹ nhất. Nếu cha mẹ nắm bắt được thời cơ này thì có thể hiểu được rất nhiều điều về con mình.

Tiểu Cương năm nay học lớp 1, do bình thường không coi trọng việc học nên đợt thi giữa kỳ vừa rồi có kết quả thấp nhất lớp. Sau cuộc họp phụ huynh, cậu bé hết sức lo lắng, muốn biết tình hình họp phụ huynh như thế nào.

Nhưng mẹ cậu bé không chỉ biết đánh mắng con, ngược lại bà đã nắm lấy thời điểm nhạy cảm này, tha thiết nói với con rằng: “Trong cuộc họp phụ huynh mẹ cảm thấy vô cùng xấu hổ, bình thường mẹ chưa quan tâm đến con chu đáo.

Mẹ mong muốn hai mẹ con ta sẽ cùng tìm ra nguyên nhân thất bại, cố gắng vươn lên ở đợt thi cuối kỳ”. Tiểu Cương cảm thấy mình thật may mắn khi có một người mẹ như vậy, đồng thời cũng nhận thấy chỗ sai của mình. Cậu bé thành thật nói hết với mẹ những hành vi lười biếng, ham chơi của mình, quyết tâm từ nay về sau cho dù trong học tập hay trong cuộc sống cũng nhất định sẽ cố gắng. Về sau cậu bé quả thực đã tiến bộ rất nhiều.

Ví dụ trên đã cho thấy, thời điểm trẻ quan tâm nhất đến một vấn đề nào đó và muốn trò chuyện cùng cha mẹ chính là lúc trẻ chịu lắng nghe nhất.

Trò chuyện cần có mục đích, chủ đề rõ ràng.

Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cần thường xuyên quan sát hành vi lời nói, tác phong làm việc và thái độ của con cái, hiểu rõ tính cách của trẻ. Như vậy khi trò chuyện mới có thể đi sát vào vấn đề, giúp trẻ thu được kết quả. Nếu gặp phải những vấn đề nhạy cảm như tình cảm giữa cha mẹ, những vấn đề về sinh lý của con… không nhất thiết phải né tránh. Đối với những câu hỏi khó trả lời có thể áp dụng phương pháp gợi mở khía cạnh của vấn đề, không nên có thái độ mập mờ.

Thái độ thân thiết, loại bỏ ý thức cảnh giác của trẻ khi nói chuyện.

Khi trò chuyện cùng trẻ, cha mẹ phải giữ thái độ thân thiết, gần gũi. Không nên nói những câu như “chúng ta nói chuyện nào”, như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy “cha mẹ lại sắp giảng bài cho mình rồi đây”, hoặc nói rằng “con thật là hồ đồ”, “xem cha mẹ dạy con như thế nào”. Những câu nói như vậy sẽ khiến đứa trẻ nảy sinh tâm lý phòng bị khi trò chuyện cùng cha mẹ. Các chuyên gia cho rằng, khi cả hai bên đều đang xúc động thì nên áp dụng phương pháp xử lý “tĩnh”, ví dụ như tạm thời trì hoãn cuộc trò chuyện hoặc bàn đến những vấn đề bên lề. Nếu trẻ chủ động đến nói chuyện với cha mẹ thì cho dù lúc đó bận việc gì, cha mẹ cũng phải tạm thời dừng công việc để lắng nghe trẻ tâm sự. Tuyệt đối không được nói: “Cha mẹ bận lắm, để lúc khác nói đi”, như vậy sẽ đánh mất cơ hội trò chuyện, đóng cánh cửa dẫn vào câu chuyện của trẻ, khiến đứa trẻ cảm thấy không được tôn trọng và không còn tin tưởng vào cha mẹ nữa.

Lựa chọn phương pháp, tăng cường hiệu quả trò chuyện.

Các chuyên gia cho rằng cha mẹ nên căn cứ vào đặc điểm của con mình để lựa chọn kỹ xảo trò chuyện sao cho phù hợp. Trong các trường hợp thông thường có thể dùng biện pháp nói chuyện trực tiếp. Trẻ trực tiếp đặt ra câu hỏi với cha mẹ, cha mẹ trực tiếp biểu thị thái độ của mình đối với trẻ. Đặc điểm lớn nhất của biện pháp này chính là nhanh chóng, nhưng cách trò chuyện này chỉ phù hợp với những đứa trẻ tương đối hướng ngoại.

Ngoài ra còn một dạng phương pháp gián tiếp. Cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe một câu chuyện, một câu thành ngữ, dẫn ra một ví dụ, đọc một vài câu thơ hoặc nói chuyện phim ảnh, tiểu thuyết… nhằm khơi gợi hứng thú trò chuyện của trẻ, sau đó lựa theo tình thế mà dẫn vào chủ đề của câu chuyện cần bàn. Đương nhiên khi bàn đến vấn đề của các nhân vật, cha mẹ nên áp dụng những cách thức mà trẻ dễ tiếp thu. Có thể riêng cha hoặc mẹ trò chuyện cùng con, có thể cả ba người cùng nhau nói chuyện, cũng có thể mời những người thân mà trẻ tin tưởng cùng tham gia vào câu chuyện. Lời nói chặt chẽ ngắn gọn, làm chủ thời gian trò chuyện.

Các bậc cha mẹ cần ghi nhớ, khi trò chuyện cùng con, điều tối kỵ là nói quá nhiều. Cha mẹ cần biết dừng đúng lúc, sau khi đạt được mục tiêu của cuộc nói chuyện rồi thì phải chuyển chủ đề, chỉ cần hiệu quả chứ không cần nhiều thời gian. Ngoài ra, trong quá trình trò chuyện, lời nói có thể pha chút hài hước. Những lời nói cứng nhắc lạnh lùng chỉ khiến trẻ thấy sợ hãi mà tránh xa, còn những câu nói hài hước có thể khiến trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ nói chuyện. Điều cần chú ý nhất trong khi tâm sự cùng trẻ là tuyệt đối không giáo huấn trẻ, chỉ giao lưu về tư tưởng. Không chỉ người lớn mà ngay bản thân trẻ cũng rất mong muốn được biểu đạt cảm nhận của bản thân, mong muốn được cha mẹ coi trọng và thấu hiểu. Cha mẹ nên chủ động dẫn dắt trẻ nói ra tâm sự trong lòng, sau khi nghe trẻ nói xong thì kịp thời có phản ứng, để trẻ cảm thấy rằng “cha mẹ đã hiểu lòng mình”.

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w