Động viên con tiếp xúc với nhiều ngườ

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 36)

Giao tiếp xã hội là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, đó cũng chính là quá trình kết bạn. Đối với một người, càng có nhiều bạn tốt thì cơ hội để đạt được thành công càng lớn. Có câu nói rằng, càng có nhiều bạn thì con đường dài càng bớt gian nan.

Trong cuộc sống thực tế, một số trẻ em có phạm vi giao tiếp nhỏ hẹp, ngoài những bạn ngồi cùng bàn thì rất ít khi nói chuyện với các bạn khác trong lớp. Nguyên nhân dẫn đến việc này là gì? Thứ nhất là do khả năng thích ứng của trẻ không tốt, khi đối diện với tình huống mới không biết phải giao tiếp với mọi người như thế nào, càng không biết làm thế nào để kết bạn. Đặc biệt, khi đứng trước thầy cô giáo hoặc người lớn thì những đứa trẻ này càng nhút nhát, sợ sệt. Thứ hai là do trở ngại tâm lý của những đứa trẻ là con một trong gia đình. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ có phạm vi giao tiếp xã hội nhỏ hẹp. Hiện nay, rất nhiều gia đình đều chỉ có một con, trẻ quen được cha mẹ nuông chiều, khi phải đi học cũng là lúc bước vào một xã hội thu nhỏ thì có tâm lý như sợ sệt, nhút nhát, cô độc, kiêu ngạo, ích kỷ… sự bộc lộ những trở ngại tâm lý này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành vi kết bạn của trẻ.

Trở ngại trong giao tiếp không những ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ mà còn khiến chúng gặp khó khăn trong học tập. Nếu không được quan tâm và uốn nắn kịp thời sẽ tạo thành thói quen xấu, tính cách của trẻ sẽ ngày càng cô độc, việc học sẽ ngày càng xuống dốc. Cậu bé Hiểu Cương 5 tuổi không giống các bạn nhỏ khác, cậu bé không thích xem phim hoạt hình hay truyện cổ tích mà chỉ thích đọc những loại sách bách khoa toàn thư cho trẻ em. Điều kỳ lạ là mặc dù cha mẹ không dạy cậu bé học chữ nhưng không biết từ lúc nào, cậu bé đã tự biết đọc sách. Ngoài giờ học trên lớp, cậu cũng chỉ biết vùi đầu vào sách vở, không thích chơi đùa cùng các bạn đồng trang lứa.

Trước thực trạng trên, các chuyên gia cho rằng khả năng phát triển của mỗi người đều khác nhau, có người sớm có người muộn, cậu bé Hiểu Cương có trí óc phát triển tương đối sớm, biểu hiện khá xuất sắc. Bởi vậy việc cậu bé không thích giao tiếp với các bạn cùng trang lứa cũng là bình thường. Cha mẹ cậu không cần lo lắng mà nên động viên cậu bé kết bạn với những bạn lớn tuổi hơn, dần dần cậu bé sẽ thể hiện đặc điểm cá tính và khả năng giao tiếp của mình, không còn thấy cô đơn nữa.

Trẻ em, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học, rất sợ bị bạn bè bỏ rơi. Chúng sợ không có bạn nào cùng chơi với mình, sợ phải ngồi một mình trên lớp học. Cha mẹ nên động viên con kết bạn với nhiều người, học cách giao tiếp xã hội trong quá trình kết bạn. Đây vừa là nhu cầu tâm lý hiện thời của trẻ, vừa là nhu cầu tham gia vào xã hội khi chúng trưởng thành. Cha mẹ cần động viên con kết giao nhiều bạn bè, đây là điều thiết yếu đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Bé Lâm là một đứa trẻ ngây thơ, hoạt bát. Bình thường cô bé đặc biệt thích được kết bạn với mọi người. Cho dù bạn mang bé đến đâu, bé cũng có thể nhanh chóng tìm được bạn mới, hơn nữa còn nhanh chóng trở nên thân thiết. Một lần, cha cô bé hẹn với bạn đến sân đánh tennis, bởi hôm đó là chủ nhật nên ông đã dẫn bé Lâm đi theo. Lúc đầu ông còn lo sợ cô bé sẽ quấy khóc, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, chỉ sau một lát cô bé đã kết thân với các bạn nhỏ khác, dường như chúng là bạn bè thân thiết từ rất lâu rồi, lúc chia tay còn trao đổi họ tên, trường lớp và địa chỉ liên lạc với nhau.

Một ngày chủ nhật khác, mẹ cô bé dẫn con đến một trường tiểu học để đánh bóng bàn. Bé Lâm lại nhanh chóng “dính chặt” lấy mấy bạn nữ nhiều tuổi hơn ở trường.

Từ đó chúng trở thành bạn tốt của nhau. Sau này khi bé Lâm tham gia vào cuộc thi bóng bàn toàn thành phố, những người bạn này đã tới cổ vũ cho cô bé, khiến cô bé rất vui.

Trong quá trình trưởng thành của trẻ, có thêm nhiều bạn bè không những có lợi đối với việc hình thành tính cách vui tươi, lương thiện mà còn có lợi cho sự phát triển của trẻ. Các chuyên gia cho rằng khi trẻ có thêm một người bạn mới cũng giống như việc chúng mở thêm một cánh cửa sổ, mở rộng tầm nhìn và tấm lòng của bản thân. Bởi vậy cha mẹ cần động viên con mình biết hòa đồng và giúp đỡ người khác.

Thứ nhất, cha mẹ cần tạo cho con nhiều môi trường để kết bạn, giúp con có được tình bạn tốt đẹp khi giao tiếp với người khác

Thật ra phần lớn trẻ em đều rất muốn được giao tiếp với bạn bè đồng trang lứa. Nếu cha mẹ dẫn con tới chơi nhà bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp thì sẽ nhận thấy trẻ em rất dễ tìm được niềm vui của mình. Nếu những gia đình đó có trẻ con tầm tuổi con bạn thì chúng sẽ nhanh chóng chơi đùa cùng nhau. Bởi vậy, cha mẹ muốn con cái kết giao với nhiều bạn bè thì cần thường xuyên đưa chúng ra ngoài, tạo cho trẻ môi trường dễ dàng để kết bạn. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể để trẻ mời các bạn khác đến nhà chơi, tạo cho chúng = nơi để chơi đùa hoặc đồ dùng cần thiết, ví dụ như sách truyện, đồ chơi, tổ chức cho trẻ cùng chơi trò chơi…

Thứ hai, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ có những hành vi đúng đắn, từ đó khiến trẻ dễ dàng được bạn bè yêu quý khi chơi đùa

Hiện nay số lượng con một trong các gia đình tương đối nhiều, điều này khiến chúng thường coi mình là trung tâm, không biết nghĩ đến người khác. Tính cách này sẽ khiến chúng không được bạn bè yêu mến. Bởi vậy cha mẹ cần hướng dẫn trẻ có những hành vi đúng đắn, đôn đốc chúng sửa đổi những thói quen không tốt hoặc tật xấu của bản thân. Đồng thời, khi trẻ tiếp xúc với các bạn khác, cha mẹ cần tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn cho trẻ biết nên làm gì và không nên làm gì, từ đó giúp chúng hình thành thói quen tốt, tạo nên tính cách hoạt bát, thân thiện hòa đồng, được bạn bè yêu mến.

Sự giao tiếp của trẻ em hết sức trong sáng, nhưng khi ở cùng nhau cũng không tránh khỏi những lúc tranh cãi, tranh giành đồ vật, khi chơi với bạn thân cũng không phải là ngoại lệ. Bởi vậy cha mẹ ngoài việc chấp nhận những tình huống này, thì khi trẻ con tranh cãi cũng cần giữ được thái độ bình tĩnh. Có một số bậc cha mẹ nhất thời xúc động, vì muốn bênh con mình mà thậm chí còn cấm con == không được chơi với bạn đó nữa, cũng có người lại quát mắng, đánh con ngay trước mặt người khác. Thật ra những phương pháp này đều không nên áp dụng, cha mẹ cần dùng cách khuyên giải, hướng dẫn trẻ, tuyệt đối không được thiên vị. Ngoài ra, cần giúp trẻ tìm ra nguyên nhân từ chính bản thân mình, nếu là lỗi của con mình thì cần yêu cầu, động viên con chủ động xin lỗi, làm hòa với bạn. Cuối cùng, cha mẹ cần tôn trọng việc kết bạn của con, cần biểu thị sự đón tiếp nhiệt tình với những vị khách nhỏ tuổi

Có một số bậc cha mẹ sai lầm khi cho rằng chỉ có việc học của con mới là quan trọng, chỉ cần học giỏi là được. Thật ra thành tích học tập không phải là kết quả riêng lẻ, nó có quan hệ không thể tách rời với những mặt khác, ví dụ như giao tiếp. Bởi vậy, bình thường cha mẹ nên thường xuyên hỏi trẻ: “Hôm nay con chơi với các bạn như thế nào?”. Lúc đó trẻ sẽ kể hết những chuyện đã xảy ra, đôi lúc vì muốn được cha mẹ khen ngợi mà còn “khoe” những việc tốt mình đã làm được. Khi đó cha mẹ cần kịp thời động viên, khen ngợi con. Sự quan tâm, khen ngợi và động viên của cha mẹ sẽ thúc đẩy trẻ có mối quan hệ tốt đẹp lâu dài với các bạn, khiến chúng biết quý trọng và củng cố tình bạn.

Chương 4: Áp dụng biện pháp giáo dục thích hợp căn cứ vào đặc điểm tính cách của con trẻ

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 36)