Giúp con cái khắc phục tính nhút nhát, lo sợ

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 33)

Trong cuộc sống hàng ngày, có một số trẻ sợ tiếp xúc với người lạ, chỉ nói chuyện với người quen, trên lớp học hay ở những nơi công cộng thì rất nhút nhát, khi thầy cô giáo gọi phát biểu thì lo lắng run rẩy đến mức không nói ra lời…

Trẻ em nhút nhát là điều bình thường, nhưng nếu sự nhút nhát làm ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ thì cha mẹ cần phải chú ý. Để giúp trẻ không nhút nhát, sống một cách thoải mái thì cha mẹ trước hết cần có lòng tin giúp trẻ khắc phục nhược điểm này, dạy con dũng cảm tiếp xúc với mọi người.

Tìm hiểu nguyên nhân làm trẻ sợ sệt, phân tích kiểu nhút nhát của trẻ.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, nguyên nhân của tính nhút nhát là do sợ hãi trước sự vật mà ta chưa biết. Do đó cha mẹ cần giúp con bình tĩnh lại, nói xem điều gì đã khiến chúng cảm thấy sợ sệt, người lạ hay các cuộc thi, bóng tối, phải ở nhà một mình hay ma quỷ? Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể gợi ý cho con viết ra những điều khiến chúng thấy sợ, rồi sau đó thử phân tích xem đâu là nguyên nhân chủ quan, đâu là nguyên nhân khách quan, tại sao trẻ lại thấy sợ hãi… Sau khi tìm ra nguyên nhân thì tiếp tục tìm cách giải quyết. Khi cha mẹ giúp trẻ nhận ra sự hoang đường của những nỗi sợ hãi đó thì những nỗi sợ này sẽ tự nhiên biến mất.

Tóm lại, nguyên nhân của sự sợ hãi, nhút nhát của trẻ bao gồm những loại sau đây: 1. Phạm vi sống nhỏ hẹp

Có một số trẻ chỉ sống trong một phạm vi hết sức nhỏ hẹp, ít khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài, từ đó dẫn đến tính nhút nhát.

2. Phương pháp giáo dục không phù hợp

Ví dụ khi trẻ con không nghe lời, người lớn bèn dọa nạt chúng, khiến chúng mất đi cảm giác an toàn, từ sợ hãi mà sinh ra nhút nhát.

3. Ngăn cấm trẻ quá nhiều

Có một số trẻ chỉ sống trong một phạm vi hết sức nhỏ hẹp, ít khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài, từ đó dẫn đến tính nhút nhát.

Ví dụ khi trẻ con không nghe lời, người lớn bèn dọa nạt chúng, khiến chúng mất đi cảm giác an toàn, từ sợ hãi mà sinh ra nhút nhát.

Trong cuộc sống hàng ngày, một số bậc cha mẹ hết cấm con làm cái này lại cấm con làm cái kia. Ví dụ, khi đứa trẻ động vào cốc chén liền bị người lớn mắng: “Đừng có động vào, làm vỡ bây giờ!”, khi đứa trẻ động vào cái chổi thì cha mẹ lại nói: “Bẩn lắm, con mau đặt xuống!”… Cứ như vậy trẻ sẽ không dám thử làm bất cứ việc gì, kiến thức hạn hẹp, thậm chí dẫn đến tính nhút nhát.

Cha mẹ nên biết rằng, những đứa trẻ nhút nhát thường thiếu tinh thần dũng cảm và tính sáng tạo. Biểu hiện chủ yếu của tính nhút nhát là lãnh đạm, lời nói không rõ ràng, chỉ cần nhìn đứa trẻ là biết nó có đang cảm thấy sợ sệt, bất an hay không. Tuy nhiên, rất nhiều bậc cha mẹ không thấy được điều này, khiến cho tính nhút nhát của trẻ càng thêm trầm trọng. Ngoài ra, phần lớn những đứa trẻ nhút nhát đều rất coi trọng ấn tượng mà mình để lại cho đối phương, bởi vậy chúng thấy rất khó khăn khi nói chuyện với người khác, không dám trò chuyện thoải mái, không dám nói ra điều mình nghĩ.

Phương pháp giúp con bạn khắc phục tính nhút nhát

Thứ nhất: Tạo cho trẻ thêm nhiều cơ hội giao tiếp .

Khi trẻ lớn lên, cha mẹ cần phải mở rộng tầm nhìn của chúng, cho chúng tiếp xúc với nhiều người, nhận thức thêm về thế giới. Cần thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa, ví dụ như đưa con và những đứa trẻ khác cùng đi chơi, động viên con tham dự tiệc sinh nhật của các bạn khác, gọi điện thoại cho bạn, tổ chức các trò chơi diễn kịch…

Cha mẹ không nên lo lắng con mình sẽ bị các bạn bắt nạt, bởi trong quá trình giao tiếp với bạn bè, trẻ sẽ dần dần trở nên vui tươi, hướng ngoại. Ngoài ra, cha mẹ có thể giúp trẻ tham gia vào các hoạt động xã hội thích hợp, ví dụ như đi dự liên hoan cùng bạn bè. Trong những môi trường khác nhau, giúp trẻ tiếp xúc với nhiều người khác nhau sẽ khiến chúng không còn nhút nhát nữa.

Thứ hai: Giúp trẻ tạo lập lòng tự tin.

Trước hết, cho dù trẻ thực sự có nhút nhát, làm việc gì cũng sợ sệt thì cha mẹ cũng không nên đem cái mác “nhút nhát” mà gán cho trẻ. Ví dụ những câu như “thật là vô dụng” hay “đồ nhát gan” là những điều mà cha mẹ không nên nói ra, đặc biệt là trước mặt con.

Khi trẻ gặp phải vấn đề khó khăn, cha mẹ cần động viên con dũng cảm đối diện với nó, để chúng học cách tự mình giải quyết vấn đề. Khi trẻ có những biểu hiện tốt cần khen ngợi kịp thời; yêu cầu

các thầy cô giáo tạo cho con mình nhiều cơ hội để khắc phục tính nhút nhát, đồng thời cần giúp đỡ chúng phù hợp.

Ngoài ra, cha mẹ có thể đưa trẻ tới tập đọc to ở những nơi đông người. Nếu trẻ cảm thấy sợ thì có thể tới những nơi ít người hơn để tập trước.

Cuối cùng, cha mẹ nên để trẻ chăm sóc những đứa bé nhỏ hơn chúng, khiến chúng cảm thấy mình rất giỏi, có thể giúp đỡ người khác.

Thứ ba: Dạy con các kỹ năng giao tiếp.

Cha mẹ có thể thông qua hình thức kể chuyện hoặc ca hát để dạy trẻ các kỹ năng giao tiếp đơn giản, cũng có thể dùng phương pháp đặt câu hỏi để đưa ra cách giải quyết những vấn đề mà trẻ gặp phải trong giao tiếp. Ví dụ, khi bị bạn khác lấy mất đồ chơi thì dùng cách gì để đòi lại; khi bạn tức giận thì làm thế nào để bạn hết giận. Có được sự đồng ý của cha mẹ rồi thì trẻ nhất định sẽ thấy tự tin hơn, khi giao tiếp không còn sợ sệt nữa. Ngoài ra, cha mẹ cũng là thầy cô giáo đầu tiên của trẻ, bởi vậy trong cuộc sống hàng ngày cần làm tấm gương tốt cho trẻ noi theo.

Thứ tư: Động viên tinh thần tìm tòi và thử nghiệm của trẻ.

Cha mẹ không nên lúc nào cũng cấm đoán con cái làm việc này việc nọ. Ví dụ như khi ăn cơm hay đi dạo cùng trẻ, cha mẹ có thể kể lại những câu chuyện thời thơ ấu của mình, hoặc tạo ra những câu chuyện có liên quan đến nhược điểm của trẻ. Cha mẹ có thể nói rằng: “Khi cha còn đi học, lớp của cha có một bạn rất nhút nhát…”. Tạo ra câu chuyện về một người từ nhút nhát trở nên dũng cảm sẽ là một tấm gương tốt cho trẻ học theo, phương pháp này có hiệu quả hơn rất nhiều so với việc nói trực tiếp với chúng.

Thứ năm: Giúp trẻ có được sự chuẩn bị tốt về mặt tâm lý.

Trên thực tế, nguyên nhân khiến nhiều đứa trẻ trở nên nhút nhát là do chúng không đủ tự tin, chúng sợ mình làm người khác thất vọng, sợ mình có biểu hiện không tốt trước mặt người khác và sẽ bị xấu hổ. Nếu đứa trẻ sợ nói chuyện trước đám đông thì cha mẹ cần nói với chúng rằng nếu nói sai cũng không sao, kết cục xấu nhất cũng chỉ là bị các bạn cùng lớp chê cười, sẽ không để lại hậu quả gì về sau, bởi mọi người ai cũng có lúc mắc lỗi. Như vậy đứa trẻ có thể giao tiếp, trò chuyện một cách thoải mái hơn.

Ngoài ra, cha mẹ có thể giúp trẻ phân biệt đâu là bản thân mình trong cuộc sống và đâu là vai diễn, nghĩa là khi đứa trẻ nhút nhát sợ sệt, cha mẹ có thể nói với chúng: “Hãy tưởng tượng lúc đó con đang đóng vai một người khác, đang thể hiện tính cách của vai diễn trên sân khấu mà thôi”. Cách giả vờ này có thể khiến cho sự nhút nhát của trẻ dần biến mất.

Có một đứa trẻ do sợ cha mẹ thất vọng mà không dám nói thẳng ra những điều mình không thích, luôn phải kiềm chế bản thân. Dần dần, không những khi ở trường đứa bé không biết tâm sự cùng ai mà ngay cả khi về nhà cũng rất ít khi trò chuyện với cha mẹ, cha mẹ hỏi gì thì trả lời nấy, thành tích học tập bị giảm sút nhanh chóng. Cha mẹ đứa bé rất lo lắng nhưng không biết làm thế nào để giúp đỡ con mình. Một hôm ngẫu nhiên có một chuyên gia tâm lý bảo họ cần nói chuyện tâm tình một lần thử xem sao, cha mẹ có thể đặt ra một số câu hỏi, hỏi xem tự bản thân con mình có ý kiến hoặc suy nghĩ như thế nào… Không lâu sau, đứa trẻ đó đã nhanh chóng gỡ bỏ được những lo lắng trong lòng, thường xuyên tâm sự với cha mẹ về những vấn đề quan trọng của bản thân.

Có thể thấy những đứa trẻ nhút nhát luôn lo lắng về vấn đề lời nói hay việc làm của mình để lại ấn tượng như thế nào đối với người khác, do đó chúng không dám nói ra những suy nghĩ thật sự của mình. Nhưng khi đứa trẻ đã chuẩn bị kỹ những gì cần nói, đồng thời tràn đầy lòng tự tin đối với việc mà mình phải làm thì sẽ biết cách biểu đạt rõ ràng ý nghĩ, phản ánh đúng bản thân. Ví dụ, khi cha mẹ muốn con cùng đi với mình đến một cuộc hẹn thì cần nói trước với chúng khách đến dự gồm những ai, cần xưng hô như thế nào, nghề nghiệp, chức vụ và sở thích của khách là gì, cần chú ý đến những chi tiết nào… Đồng thời cha mẹ có thể dạy cho trẻ một số kĩ năng đón tiếp khách, ví dụ khi gặp một người mà mình chưa từng gặp mặt thì trước hết cần làm rõ hoàn cảnh của đối phương. Như vậy khi bắt đầu nói chuyện, đứa trẻ sẽ cảm thấy khả năng tự khống chế bản thân của mình tốt hơn rất nhiều.

Ngoài những việc kể trên, cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tham gia vào các tổ chức, các câu lạc bộ trong và ngoài trường học, giúp chúng kết bạn với các bạn khác, từ đó mở rộng phạm vi giao tiếp.

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w