. Tiêu chuẩn đầu tiên để làm người là không hãm hại người khác Điều này sẽ giúp trẻ hiểu
2. Không để con nghiện thuốc lá
“Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe”, câu nói này ai cũng biết, nhưng trong cuộc sống thực tế vẫn có rất nhiều người không thể chống lại sức cám dỗ của thuốc lá.
Sự nguy hại của thuốc lá thì ai cũng biết, nhưng một khi đã bị nghiện thì khó mà bỏ được. Do đó, cách phòng chống tốt nhất chính là hãy biết dừng lại đúng lúc trước khi việc hút thuốc trở thành thói quen lâu dài trong cuộc sống.
Vợ chồng ông bà Lý gần đây hết sức đau lòng vì đứa con trai duy nhất của họ, cả gia đình tan nát, mà nguyên nhân cũng chỉ bởi vì thuốc lá. Sự việc bắt đầu từ mấy năm về trước. Hôm đó đang giặt quần áo, bà Lý bỗng phát hiện ra trong túi áo của con trai có một nửa bao thuốc. Bà vô cùng ngạc nhiên, con trai mình đã bắt đầu hút thuốc từ lúc nào?
Đợi cậu con trai đi học về, bà Lý cùng chồng quyết định trò chuyện cùng con. Kết quả câu chuyện khiến họ không khỏi ngạc nhiên, con trai họ đã hút thuốc được gần một năm rồi. Khi bố mẹ hỏi cậu tại sao lại hút thuốc, cậu thản nhiên trả lời: “Thế thì đã có gì đâu, xem cha mẹ lo lắng kìa, cácm bạn con ai mà chẳng hút thuốc”. Bà Lý và chồng quyết định giúp con trai cai thuốc. Họ đã nghĩ đủ mọi cách, thậm chí đưa con tới bệnh viện để cai. Cậu con trai cũng không phản đối, nhưng cho dù dùng biện pháp nào thì cũng chẳng kéo dài được bao lâu. Dần dần cậu nghiện thuốc ngày
càng nặng, để thỏa mãn cơn thèm thuốc của mình, cậu liên tục xin tiền cha mẹ. Hai vợ chồng ông bà Lý quyết định vì tương lai của con mà không cho nó tiền tiêu vặt nữa.
Nhưng họ không ngờ rằng con trai họ đã đi ăn cắp. Trong khoảng thời gian chỉ 5, 6 năm, cậu ta bị bắt không biết bao nhiêu lần, khiến ông bà Lý vô cùng đau lòng. Hút thuốc là một thói quen xấu. Tuy việc trẻ hút thuốc chắc chắn cần phải ngăn cấm nhưng cha mẹ không nên quá lo lắng. Có một số bậc cha mẹ khi gặp phải việc này thì vô cùng kinh sợ, thậm chí dùng đến roi vọt với con. Kết quả lại khiến trẻ nảy sinh tâm lý chống đối, khiến vấn đề càng trở nên phức tạp.
Vậy làm thế nào để sớm phát hiện được trẻ có hút thuốc hay không? Quan sát kỹ và phát hiện sớm
Thứ nhất: Trẻ thay đổi về tính cách.
Những đứa trẻ bình thường vốn rất trầm tĩnh nay đột nhiên trở nên lo lắng bất an, không còn hay giúp đỡ người khác, thay vào đó là sự hoảng loạn tinh thần, trí nhớ kém, không còn hứng thú với bất kỳ chuyện gì. Khi đó cha mẹ cần chú ý xem con mình có phải đã nghiện thuốc hay không?
Thứ hai: Liên tục xin tiền cha mẹ.
Nếu cha mẹ nhận thấy con mình ngày càng xin nhiều tiền tiêu vặt, mức độ xin cũng tăng dần, hoặc tự nhiên thấy tiền mình để trong túi áo hoặc ví tiền “không cánh mà bay” thì cần phải đề cao cảnh giác.
Cuối cùng: Ăn uống thất thường
Những đứa trẻ bình thường vốn không thích ăn của ngọt thì nay lại rất thích, hơn nữa không thể kiềm chế được biểu hiện của mình, ngay cả khi uống trà cũng cho rất nhiều đường. Đây chính là dấu hiệu của người nghiện thuốc.
Tìm hiểu nguyên nhân
Trẻ nghiện thuốc lá thường do các nguyên nhân chủ yếu sau: Mong muốn được trở thành người lớn
Trẻ đang ở trong giai đoạn thể chất và tâm lý đều phát triển rất nhanh chóng, càng lớn thì càng có nhiều thay đổi về tâm lý, chúng không muốn bị cha mẹ coi là trẻ con nữa, mong muốn được cha mẹ và thầy cô tôn trọng, mong muốn được bình đẳng với người lớn. Do đó, hút thuốc đã trở thành một cách thức biểu đạt của chúng, trong cách nhìn của chúng thì hút thuốc tượng trưng cho việc mình đã trưởng thành.
Thích bắt chước
Do tâm sinh lý của trẻ phát triển chưa hoàn thiện nên rất dễ thay đổi, rất dễ bị tác động bởi thế giới bên ngoài. Nếu bình thường nhìn thấy người lớn hút thuốc, khi khách đến nhà chơi được cha mẹ mời thuốc, hoặc những cảnh hút thuốc trên tivi… trẻ rất dễ nảy sinh tâm lý: hút thuốc là một chuyện hết sức bình thường, mọi người đều có thể học, vậy là chúng cũng bắt chước theo.
Biết hút thuốc mới được coi là đàn ông đích thực
Phần lớn trẻ em chưa có nhận thức đúng đắn về việc hút thuốc, chúng cho rằng hút thuốc là một việc rất “tuyệt”, đặc biệt giúp thể hiện chí khí đàn ông của mình. Hơn nữa, bạn bè xung quanh đều
cho rằng không biết hút thuốc là chuyện hết sức xấu hổ, thậm chí bị người khác coi thường,khó lòng kết bạn được. Trong một môi trường như vậy thì trẻ khó lòng không học hút thuốc.
Giảm bớt áp lực
Những đứa trẻ ở độ tuổi thiếu niên đã có nhận thức nhất định về cuộc sống, cũng đã cảm nhận được phần nào áp lực, thêm vào đó, nếu bình thường bị cha mẹ quản lý quá nghiêm khắc hoặc việc học hành quá căng thẳng thì trẻ khó tránh khỏi nảy sinh những xung đột về tâm lý. Khi đó hút thuốc trở thành cách giúp chúng giải tỏa áp lực.
Trị bệnh đúng thuốc
Khi đã hiểu được nguyên nhân thật sự khiến con hút thuốc, cha mẹ có thể tìm ra cách giáo dục đúng đắn. Đương nhiên, việc giáo dục cũng cần có phương pháp nhất định và điều chủ yếu nhất là nội dung giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ, nếu không sẽ chẳng khác nào đàn gảy tai trâu. Ví dụ, nếu cha mẹ nói với trẻ rằng, nếu hút thuốc, 40 năm sau chúng có thể sẽ mắc bệnh ung thư phổi thì chắc chắn trẻ sẽ coi thường điều này, bởi đứa trẻ nào mà nghĩ tới chuyện của 40 năm sau? Tương lai này đối với chúng là quá xa xôi. Cha mẹ nên nói với trẻ rằng: Hút thuốc sẽ khiến miệng có mùi hôi, thầy cô giáo và các bạn sẽ không thích chúng, cách giải thích này có tác dụng hơn rất nhiều.
Cha mẹ cũng cần nhìn lại bản thân
Cha mẹ cần nhìn lại xem bản thân mình có đóng vai trò gì trong việc khiến con hút thuốc hay không. Một số bậc cha mẹ có nhận thức không đầy đủ về việc hút thuốc, không để ý khi thấy con mình hút thuốc, một số khác thậm chí còn chủ động cho phép trẻ làm như vậy. Những bậc cha mẹ này cần sửa đổi bản thân.
Nói cho trẻ biết tác hại của thuốc lá.
Cha mẹ cần nói với trẻ, trong thuốc lá có những chất độc hại nào, ảnh hưởng đến sức khỏe con người ra sao, đặc biệt đối với trẻ nhỏ thì tác hại càng lớn, có ảnh hưởng xấu đến khả năng học tập và ghi nhớ của chúng. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể thu thập một số tài liệu nói về tác hại của thuốc lá cho trẻ đọc, giúp chúng tự động bỏ thuốc. Thuốc lá không những có hại cho bản thân người hút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn bè và người thân ở xung quanh. Các chuyên gia y tế thậm chí còn cho rằng, người hút thuốc thụ động phải chịu nhiều tác hại hơn người hút thuốc chủ động. Ngoài ra, nếu vứt tàn thuốc bừa bãi còn có thể là nguyên nhân gây hỏa hoạn, tạo nên nguy cơ rất lớn đối với sự an toàn của tài sản và tính mạng con người.
Cha mẹ cần có thái độ phản đối rõ rệt .
Đôi lúc thái độ có thể quyết định sự thành bại của vấn đề. Nếu phát hiện thấy con hút thuốc, cha mẹ cần phải tỏ thái độ rõ ràng đối với trẻ: kiên quyết phản đối.
Cha mẹ cần có lòng kiên nhẫn.
Cha mẹ nên hiểu rằng bỏ thuốc không phải là việc có.thể thực hiện trong một sớm một chiều. Nếu việc trẻ hút thuốc chỉ xuất phát từ lòng hiếu kỳ thì cha mẹ chỉ cần giúp chúng hiểu rõ tác hại của việc hút thuốc, trẻ sẽ từ bỏ một cách dễ dàng. Có một số trẻ do nhiều lần hút thuốc bị thầy cô phê bình, từ lâu đã không còn thấy sợ nữa, nên coi những lời nói của cha mẹ chỉ như gió thoảng bên tai. Khi đó cha mẹ phải có sự chuẩn bị về mặt tâm lý, kiên nhẫn giáo dục và hướng dẫn con. Nếu nhận thấy trẻ có ý muốn cai thuốc thì nên động viên kịp thời, chỉ cần trẻ có một chút tiến bộ,
cha mẹ cũng nên cảm thấy vui mừng, như vậy có thể giúp tăng cường lòng tự tin và tự trọng của trẻ.
Biết cách chuyển hướng sự chú ý của trẻ
Khi trẻ lên cơn thèm thuốc, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn cho con một ít kẹo cao su hoặc đồ ăn để thay thế, đồng thời có thể động viên chúng tham gia vào các hoạt động chúng yêu thích, ví dụ như chơi bóng rổ, bóng đá…
Cha mẹ cần làm gương trước con cái.
Cha mẹ đặc biệt nên lấy mình làm gương. Rất nhiều bậc cha mẹ bản thân nghiện thuốc nặng, lại kiên quyết bắt con phải bỏ thuốc, như vậy đương nhiên trẻ sẽ không “tâm phục khẩu phục”. Do vậy, cha mẹ nên lấy mình làm gương, cùng cai thuốc với con, cả hai bên cùng đôn đốc lẫn nhau.
Thực tế cho thấy, phần lớn trẻ sau khi nghiện thuốc thường đánh mất hứng thú với việc học tập. Do vậy, việc con cái hút thuốc cần được cha mẹ phát hiện càng sớm càng tốt, nhằm tránh để con trẻ nghiện nặng.