Không ngừng nâng cao khả năng tự lập của con cá

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 50)

Khi nói đến vấn đề tự lập, rất nhiều người cảm thấy dường như đây là chuyện của người lớn, không liên quan đến trẻ em. Nhưng người thực sự cần học cách tự lập không phải là người lớn mà là trẻ em, bởi vì trẻ em là chủ nhân tương lai của xã hội, chúng sẽ phải đối mặt với một xã hội yêu cầu bản thân tự phấn đấu. Có thể thấy được tính cấp thiết của việc rèn luyện khả năng tự lập đối mặt với vấn đề của trẻ.

Câu chuyện thứ nhất: Bé Lê hôm nay đi học muộn. Khi các bạn đều đang ngồi nghe cô giáo kể chuyện, bé Lê mới bước vào lớp đi về chỗ ngồi của mình. Lúc đó cô bé mới nhận thấy ghế ngồi của mình đã biến mất, bèn đứng đó và chờ đợi…

Câu chuyện thứ hai: Do lũ trẻ mới học lớp mẫu giáo, đều chưa biết viết tên của mình nên cô giáo đã nghĩ ra một cách để phân biệt cốc uống nước của mỗi em. Cô liền cắt tranh của rất nhiều loại con vật khác nhau, rồi để mỗi em học sinh chọn một con vật mà mình yêu thích để dán vào cốc uống nước của mình. Nhưng bé Oanh mỗi lần uống nước đều thưa với cô giáo: “Thưa cô, em không tìm thấy cốc của em đâu ạ”. Vậy là do cô bé không tìm thấy cốc thật hay là không muốn tìm?

Câu chuyện thứ ba: Một hôm trong giờ mỹ thuật, cô giáo đang dạy các em học sinh vẽ quả táo. Lũ trẻ đều chăm chú ngồi vẽ, chỉ riêng bé Bảo ngồi chơi. Cô giáo bèn hỏi: “Bảo, tại sao em không vẽ?”. Bé Bảo trả lời: “Thưa cô, em không biết vẽ ạ”. Thật ra, những đứa trẻ khác cũng chỉ vẽ một cách lung tung, không hiểu là hình quả táo hay hình cái bánh bao nữa, nhưng dù thế chúng cũng vẽ hết sức chăm chỉ. Đối với trường hợp của bé Bảo, cô giáo thực sự không biết nên làm thế nào.

Trong cuộc sống thực tế, những trường hợp giống như trong ba câu chuyện kể trên rất nhiều. Việc này cần đến sự giáo dục kiên nhẫn của cha mẹ và thầy cô. Hiện nay phần lớn các gia đình đều không muốn bắt con làm việc, bất luận là việc gì cha mẹ cũng đứng ra làm giúp con. Họ không biết rằng làm như vậy là đã tước đoạt cơ hội rèn luyện của lũ trẻ, kìm hãm thiên tính của chúng. Dần dần trẻ sẽ mất đi khả năng tự giải quyết mọi việc, tính cách = trở nên cô độc, trầm mặc ít nói, do ít giao tiếp mà sinh ra tính ỷ lại, ngay cả những việc đơn giản nhất cũng đùn đẩy cho cha mẹ, tạo thói quen ỷ lại. Cha mẹ chỉ biết quá yêu thương chiều chuộng con cái, cho rằng “chỉ cần học giỏi là được rồi, những việc khác con không cần quan tâm”. Thật ra đây là một quan niệm giáo dục sai lầm. Cần biết rằng từ khi trẻ còn nhỏ, nếu cha mẹ không tiến hành giáo dục và hạn chế những hành vi không tốt của chúng thì có thể khiến trẻ trở nên buông thả, ích kỷ, thiếu lòng đồng cảm và tinh thần trách nhiệm, tương lai không thể hòa thuận với người khác, càng không nói gì đến việc tự lập.

Do đó, trước hết, yêu thương con cái không có nghĩa là làm thay chúng mọi việc.

Địa vị của những đứa con trong gia đình hiện nay ngày càng được nâng cao, tất cả việc nhà đều do cha mẹ làm, hơn nữa cha mẹ cũng chỉ muốn con mình học thêm nhiều kiến thức văn hóa mà coi nhẹ việc rèn luyện khả năng tự lập của con. Khi trẻ đi mẫu giáo, những việc mà chúng có thể làm được thì cô giáo thường để cho chúng tự làm, tạo cho trẻ thói quen làm những việc phù hợp với khả năng của mình ngay từ lúc còn nhỏ.

Nhưng khi trẻ về đến nhà thì lại không được như vậy, các thành viên trong gia đình đều quá chiều chuộng trẻ, thay chúng làm tất cả mọi việc. Lâu dần thành quen, đứa trẻ mắc phải tật xấu là việc gì cũng ỷ lại vào người khác. Cha mẹ nên hiểu rằng chỉ khi trẻ có khả năng tự lập mới có cơ sở để cạnh tranh, nếu không có tính tự lập thì sẽ không thể có được ý thức cạnh tranh, cha mẹ bắt buộc phải tạo cho trẻ ý thức và khả năng “tự giác làm việc”. Như vậy không những có thể làm thỏa mãn

tâm lý hiếu kỳ, hiếu động, thích bắt chước của trẻ, khiến đứa trẻ được rèn luyện về khả năng tự lập mà còn nâng cao hứng thú và lòng tự tin của trẻ khi làm bất cứ việc gì.

Thứ hai, khả năng sống độc lập xuất phát từ sự rèn luyện nhỏ nhất.

Việc rèn luyện bao gồm rất nhiều mặt, ví dụ như rèn luyện lao động, rèn luyện ý chí kiên cường, rèn luyện tính nhẫn nại và tinh thần chịu đựng gian khổ… Nhưng mục đích cuối cùng của tất cả những việc này là rèn luyện cho trẻ khả năng thích nghi và tự lập. Những rèn luyện này giúp hình thành cho trẻ ngay từ nhỏ ý thức tự lập, học cách lao động, tạo thói quen yêu lao động; biết cách khắc phục khó khăn, rèn luyện ý chí, phát huy tài năng và sở trường của mình, tăng cường kiến thức, mở mang đầu óc, đồng thời hình thành đức tính tiết kiệm, chịu khó. Làm sao để trong quá trình trưởng thành, vô hình trung trẻ học được cách mở rộng tầm nhìn đối với thế giới xung quanh, trở thành một công dân có đủ khả năng sống tự lập và trách nhiệm đối với xã hội.

Đồng thời với việc rèn luyện tính tự lập ở trẻ, cha mẹ còn phải rèn luyện cho trẻ tinh thần dũng cảm khắc phục khó khăn. Khi tự làm việc, trẻ thường gặp phải khó khăn, thử thách, rất có thể vì thế mà bỏ dở công việc. Lúc đó cha mẹ cần kiên trì yêu cầu con tự hoàn thành công việc, = không được vì thương con mà thỏa hiệp với chúng. Điều duy nhất cha mẹ nên làm lúc này là động viên, ủng hộ, giúp đỡ chúng. Cha mẹ cần hiểu rằng một ngày nào đó con mình sẽ khôn lớn và rời khỏi vòng tay che chở của cha mẹ, con đường phía trước phải do chúng tự bước đi. Cha mẹ cần biết nhìn xa trông rộng, vì tương lai của con mà hạ quyết tâm rèn luyện tính tự lập cho chúng.

Cuối cùng, cha mẹ cần rèn luyện ý thức cá nhân của trẻ, tạo cho chúng đủ không gian để trưởng thành, động viên trẻ tự hoàn thành công việc.

Khi trẻ thất bại thì cha mẹ cần động viên chúng, rèn luyện cho chúng ý thức tự lập, từ đó củng cố lòng tự tin của trẻ. Các chuyên gia khuyên rằng, chỉ cần là những việc mà trẻ muốn làm thì cha mẹ nên để chúng tự làm. Ban đầu trẻ thường làm chưa tốt, thậm chí thất bại, cần động viên để trẻ tiếp tục làm. Đồng thời cũng cần chú ý không nên yêu cầu quá nghiêm khắc, không nên bắt ép trẻ làm chuyện gì cũng phải có kết quả thật hoàn hảo.

Khi trẻ gặp thất bại thì cũng không nên trách móc, đánh mắng trẻ. Nếu trẻ có tiến bộ dù là rất nhỏ cũng cần kịp thời khen ngợi, động viên, khiến trẻ thường xuyên cảm nhận được niềm vui sướng của thành công, nâng cao cảm giác tự hào của trẻ khi làm việc. Khi cha mẹ để trẻ tự làm việc thì không nên sợ chúng làm sai, bởi mỗi người đều không ngừng trưởng thành từ ngay trong sai lầm. Nếu ai cũng sống trong cuộc sống không có sai lầm thì tư duy sẽ khó có thể phát triển, nhận thức của con người cũng khó được nâng cao. Thông thường khi trẻ làm việc thì suy nghĩ không được chu đáo, bởi vậy trong quá trình làm việc thường xuất hiện sai lầm, nhưng việc này lại có ích đối với sự trưởng thành của chúng. Cha mẹ cần giúp trẻ tìm ra căn nguyên của vấn đề, động viên trẻ hoàn thành công việc, để trẻ trở thành một người tự lập, tự cường và tự tin. Cha mẹ nào cũng muốn con mình trở thành một chú chim ưng dũng mãnh, nhưng để từ con chim non nớt biến thành chim ưng dũng mãnh thì trước hết cần phải thả cho nó bay. Bởi vậy, muốn con cái thành tài, tự lập trong xã hội thì cha mẹ nhất định phải coi trọng việc rèn luyện tính tự lập của trẻ, tăng cường ý thức và khả năng tự lập của chúng. Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, tương lai của bản thân đương nhiên phải do chúng tạo ra, cha mẹ không thể làm thay được. Con đường tương lai rốt cuộc vẫn phải do trẻ tự bước tới, vậy hãy để chúng tập đi ngay từ nhỏ.

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w