Yêu thương vô điều kiện, dùng tình cảm để bao dung tha thứ

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 103)

. Tiêu chuẩn đầu tiên để làm người là không hãm hại người khác Điều này sẽ giúp trẻ hiểu

1. Yêu thương vô điều kiện, dùng tình cảm để bao dung tha thứ

Trong tất cả các loại tình cảm, có thể nói rằng, chỉ có tình thân là vĩ đại và vô tư nhất. Đó là một dạng tình cả được cho đi vô điều kiện, là nhu cầu và điều kiện để tồn tại của mỗi con người. Trong tất cả các loại tình cảm thì tình thân là tình cảm khiến người ta cảm động nhất. Đối với trẻ em, tình thân giống như ánh sáng mặt trời, chiếu sáng suốt cuộc đời chúng, nuôi dưỡng tâm hồn chúng. Trẻ phải chịu thiệt thòi ấm ức, có một nơi cho chúng thổ lộ tâm can; trẻ đạt được thành công, có nơi cho chúng chia sẻ niềm vui. Thế nhưng không phải tất cả mọi người đều được may mắn như vậy, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà có những đứa trẻ không được hưởng đầy đủ tình thân.

Điều này có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm lý của trẻ, tạo ra tì vết trong cuộc đời chúng.

Không sợ con phạm lỗi, cần khoan dung để giúp con trưởng thành

Có một bác sĩ nổi tiếng trong lịch sử tên là Stephen Clark. Khi có người hỏi ông, tại sao khả năng sáng tạo của ông lại giỏi hơn người bình thường, ông trả lời, sở dĩ ông đạt được thành tựu như ngày hôm nay là do một chuyện đã xảy ra từ khi 3 tuổi.

Năm cậu bé Stephen 3 tuổi, một hôm lấy bình sữa trong tủ lạnh ra để uống, nhưng không hiểu do bình sữa trơn quá hay do cậu bé đứng không vững nên đã làm đổ hết sữa ra nhà. Bà mẹ nghe thấy tiếng động bèn ra xem nhưng không quát mắng hay trừng phạt cậu bé, chỉ ngạc nhiên nói: “Ồ, con

thật là biết cách bày trò đấy. Từ trước đến giờ mẹ chưa từng nhìn thấy một vũng sữa lớn như vậy. Dù sao thì sữa này cũng không thể uống được nữa, con có muốn nghịch một chút trước khi mẹ con mình lau dọn không?”.

Cậu bé đồng ý. Cuối cùng, khi hai mẹ con đã lau dọn xong chỗ sữa bị đổ, bà mẹ bảo cậu bé: “Làm thế nào mới cầm chắc được một bình sữa to đây? Vừa nãy con đã thất bại một lần rồi, bây giờ mẹ con ta sẽ đổ đầy nước vào bình hướng dẫn của mẹ, cậu bé đã nhanh chóng học được cách cầm bình sữa, từ đó về sau không bao giờ làm đổ sữa nữa.

Bà mẹ này quả là một nhà giáo dục đích thực, khi con phạm lỗi không những không mắng mỏ mà còn nhân cơ hội đó dạy con cách cầm bình sữa sao cho đúng. Từ đó có thể thấy, lúc trẻ phạm lỗi cũng chính là cơ hội tốt để chúng học được những điều mới mẻ, do vậy cha mẹ không nên sợ con phạm lỗi, vì có sai lầm thì mới có thể tiến bộ, có tiến bộ mới có thể phát triển. Cha mẹ nên có tấm lòng bao dung đối với lỗi lầm của con, để những lỗi lầm này dần được sửa đổi trong tình yêu thương, bởi trẻ còn nhỏ, còn nhiều cơ hội để sửa chữa sai lầm. Cha mẹ tuyệt đối không được vì bị kích động mà đánh mắng, làm tổn thương đứa trẻ.

Tình yêu của cha mẹ không được kèm thêm điều kiện

Tình yêu của cha mẹ dành cho con là vô điều kiện, nhưng trong thực tế cuộc sống, một số cha mẹ lại vô tình kèm thêm điều kiện vào tình yêu của mình, ví dụ khi con đứng nhất lớp mới mua cho chúng quần áo mới; khi con được thầy cô khen thưởng mới vui vẻ trò chuyện với chúng… Nếu cảm thấy tình yêu thương của cha mẹ là có điều kiện thì có thể trẻ sẽ có khái niệm rằng: “Tình yêu thương có thể mang ra đo đếm được. Chỉ cần những việc mình làm đạt được một tiêu chuẩn nào đó thì cha mẹ sẽ dành cho mình một tình yêu tương ứng”. Đến khi trẻ trưởng thành, chúng có thể sẽ không hiểu được làm thế nào để thể hiện tình yêu của mình. Do vậy, cha mẹ cần để trẻ hiểu rằng: cho dù ở bất cứ điều kiện nào thì cha mẹ cũng không vứt bỏ tình yêu dành cho con cái.

Khi trẻ có vấn đề thì cha mẹ cũng cần tự xem xét lại bản thân

Rất nhiều vấn đề của trẻ đều do cha mẹ gây ra, vậy phải chăng cha mẹ cũng nên chịu một phần trách nhiệm thay vì đem tất cả tức giận trút lên đầu trẻ, ra tay đánh đập hay nói với chúng những lời lẽ thiếu lý trí như “vạch rõ giới hạn”, “cắt đứt quan hệ”? Như vậy không những không giúp trẻ sửa chữa sai lầm mà còn làm chúng mất tự tin, buông xuôi tất cả. Trong thực tế cuộc sống, có không ít trường hợp trẻ em do thiếu tình thương của cha mẹ mà rơi vào con đường sa ngã.

Cần thường xuyên trò chuyện tâm tình cùng con

Cha mẹ của bé Phương đi công tác xa nhà, trong ấn tượng của cô bé thì mỗi lần cha mẹ về thăm đều cho cô bé rất nhiều quần áo mới, đồ chơi đẹp, đồ ăn ngon, khiến các bạn nhỏ khác vô cùng ngưỡng mộ. Nhưng bé Phương không thấy vui vì cuộc sống không có cha mẹ ở bên cạnh.

Bé Phương cảm thấy mình không có một ngôi nhà ổn định, hôm nay sống ở nhà cô, ngày mai lại chuyển sang nhà cậu; buổi sáng ăn sáng ở nhà bà ngoại, đến trưa lại qua nhà chú ăn cơm. Bé Phương rất không thích những ngày tháng “ăn nhờ ở đậu” như vậy. Khi cha mẹ về thăm là lúc cô bé vui mừng nhất, bởi chỉ trước mặt cha mẹ, cô bé mới cảm thấy thoải mái, không bị gò bó. Nhưng mỗi năm cha mẹ chỉ về thăm cô bé một lần, mà lâu nhất cũng chỉ ở hơn nửa tháng rồi lại đi. Hơn nữa, cha mẹ chỉ nghĩ đến việc mua quà cho cô bé mà không đáp ứng những nhu cầu khác của con như dẫn cô bé đi chơi. Bé Phương thường nghĩ rằng: “Mình có phải là người thừa hay không? Tại sao cha mẹ không quan tâm đến mình chút nào? Tại sao cha mẹ không chú ý tới cách nghĩ của

mình?”. Cứ như vậy, từ một cô bé vui tươi hoạt bát, Phương đã trở nên trầm mặc ít nói, ngày càng nhút nhát.

Tình thân là khát vọng lớn nhất trong lòng trẻ, trường hợp của bé Phương chỉ là biểu hiện thường gặp của những em bé bị thiếu tình thương. Cha mẹ cần chủ động dành thời gian cho con, thâm nhập vào thế giới nội tâm của chúng, phát huy đầy đủ tác dụng chủ quan và năng động của tình thân, để trẻ có ý thức sâu sắc về tình cảm đó.

Điều này vừa có lợi cho sự trao đổi giữa hai thế hệ, vừa có lợi cho sự trưởng thành của trẻ. Dù cha mẹ và con cái không thể trực tiếp trò chuyện với nhau thì cũng có thể dùng điện thoại, thư từ để giao lưu, tâm sự.

Các gia đình hiện nay thường có ít con, hơn nữa, mọi kỳ vọng của cha mẹ đều đặt hết ở con, không ngừng gia tăng áp lực cho trẻ. Trong suy nghĩ của cha mẹ, đây là sự quan tâm và yêu thương lớn nhất dành cho con, nhưng đứa trẻ không nghĩ như vậy. Ngược lại, một số trẻ còn cho rằng đây là biểu hiện của việc cha mẹ không yêu thương chúng.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do cha mẹ có quá ít thời gian ở bên con, khiến chúng khó cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho mình. Đương nhiên việc học tập của trẻ rất quan trọng, nhưng tình thân đối với chúng còn quan trọng hơn. Một đứa trẻ nếu thiếu thốn tình thương yêu của cha mẹ thì sau khi trưởng thành sẽ khó biết cách yêu thương và quan tâm đến người khác, khó hòa thuận với mọi người.

Ngày nay, thời gian cha mẹ và con ở bên nhau quá ít, khoảng cách giữa hai thế hệ ngày càng lớn. Dù ở cùng thì hố sâu ngăn cách giữa hai thế hệ cũng khó bù đắp được, do vậy trẻ cảm thấy cô đơn, cho rằng cha mẹ không hiểu mình, khoảng cách giữa chúng và cha mẹ càng lớn. Tuy nhiên, phần lớn cha mẹ không nhận thấy sự nghiêm trọng hay nguy hiểm của vấn đề này, do đó cũng không tìm cách để cải thiện tình hình, nên mâu thuẫn ngày càng lớn. Một chuyên gia giáo dục đã chỉ ra: “Điều mà trẻ cần bổ sung không có ở các lớp học thêm mà ở cha mẹ, đó chính là tình yêu thương ruột thịt”.

Quan niệm giáo dục “yêu cho roi cho vọt” đã lỗi thời.

Bé Thành năm nay mới học lớp 2 nhưng đã có những hành vi đầy tính bạo lực, thường thích đánh nhau với các bạn cùng lớp. Có lần cậu bé mượn tẩy của một bạn nhưng bạn đó không đồng ý, vậy là cậu đã đánh bạn kia ngay trong lớp học. Đánh xong Thành cũng không tỏ ra sợ hãi.

Khi cô giáo hỏi tại sao lại đánh bạn, câu trả lời của cậu bé đã khiến cô giáo không khỏi kinh ngạc: “Ở nhà cha cũng thường đánh em. Em thấy đánh người có thể giải quyết được vấn đề”. Thì ra cha của Thành rất hay nổi nóng, chỉ cần Thành mắc một lỗi nhỏ cha cũng đánh. Có lần cha

Thành đánh con gẫy cả chiếc roi tre. Kinh nghiệm này khiến Thành cảm thấy bất cứ việc gì cũng có thể dùng bạo lực để giải quyết.

Cậu bé Thành trong câu chuyện trên là một điển hình của những đứa trẻ lớn lên trong phương pháp giáo dục “yêu cho roi cho vọt”. Các chuyên gia cho rằng, đánh mắng trẻ là biểu hiện của sự bất lực. Việc sử dụng bạo lực đối với trẻ em không những ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách mà còn ảnh hưởng không tốt đến hôn nhân, sự nghiệp của chúng sau này. Do vậy, biện pháp đúng đắn nhất mà cha mẹ nên áp dụng là dùng tình yêu thương để cảm hóa trẻ, thường xuyên giảng giải đạo lý cho chúng, phải tôn trọng con.

Trong cuộc sống, có nhiều cha mẹ mỗi khi thấy con không nghe lời hoặc không chăm chỉ học hành thì lại nước mắt ngắn nước mắt dài kể lể với con, cha mẹ nuôi con lớn khôn không dễ dàng gì, cho con đi học cũng không phải chuyện đơn giản… Đương nhiên cha mẹ làm như vậy để trẻ biết được sự gian khổ của bản thân, nhưng biện pháp này không nên sử dụng, vì phần lớn con cái đều hiểu được sự vất vả khó nhọc của cha mẹ khi nuôi mình, trong lòng chúng vốn tràn đầy lòng biết ơn cha mẹ. Do vậy, cha mẹ không cần thiết phải nói ra, khiến trẻ do tình thương bắt buộc mà phải làm những việc chúng không muốn. Thêm nữa, nếu cha mẹ thường xuyên dùng biện pháp này để trách mắng trẻ thì vô hình trung đã làm giảm bớt lòng biết ơn của trẻ dành cho cha mẹ, đồng thời, những tình cảm bực bội cũng sẽ tăng lên. Nếu trẻ hãy còn ít tuổi, thậm chí chúng có thể cho rằng tình yêu của cha mẹ cần phải được đền đáp. Điều này không phải đi ngược lại với nguyện ước ban đầu của cha mẹ sao?

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w