Không để con chìm đắm trong Internet

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 101)

. Tiêu chuẩn đầu tiên để làm người là không hãm hại người khác Điều này sẽ giúp trẻ hiểu

6. Không để con chìm đắm trong Internet

Trẻ chìm đắm trong thế giới mạng không những lãng phí tiền bạc và thời gian mà còn có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Vậy rốt cuộc nguyên nhân gì khiến cho mạng internet có sức cuốn hút lớn như vậy? Một quan điểm phổ biến là: Rất nhiều trẻ em trong cuộc sống thực tế không tìm thấy cảm giác an toàn và thành công, bất như ý, chán nản, cảm thấy không ai hiểu được mình, nên dùng mạng internet để giải tỏa sự bất mãn của bản thân.

Nhiều cha mẹ bình thường quá quan tâm đến việc học hành của con nhưng lại bỏ qua điều mà chúng thực sự cần là sự gần gũi, thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái, khiến khoảng cách giữa hai thế hệ ngày càng xa. Trong hoàn cảnh như vậy trẻ thường cảm thấy bị áp lực nặng nề, chúng mong muốn tìm được một lối thoát và mạng internet chính là điều chúng cần. Trong thế giới mạng không có sự phân biệt cao thấp sang hèn, địa vị của những người tham gia đều bình đẳng như nhau, thậm chí có thể tạo ra một hình tượng hoàn mĩ như mong muốn của mình. Điều này rất dễ dàng làm thỏa mãn tính sĩ diện của trẻ.

Những đứa trẻ có thành tích học tập không tốt thường bị cha mẹ trách mắng, thầy cô và bạn bè không thích chúng, chúng không thể tìm thấy giá trị tồn tại của bản thân trong cuộc sống hiện thực, nhưng trong các trò chơi trên mạng, chúng lại có thể biến thành đủ các dạng hình tượng anh hùng, đại hiệp, hảo hán. Chỉ cần đầu tư thời gian và tiền bạc là có thể trở thành một anh hùng hào kiệt được mọi người ngưỡng mộ, lại có thể tung hoành khắp giang hồ, có thể bù đắp được những chỗ thiếu sót trong cuộc sống thực tế. Sức mê hoặc như vậy thật khó từ chối được. Vậy là internet đã trở thành con đường để chúng tìm lại lòng tự trọng của bản thân. Xét theo một ý nghĩa nào đó thì chính sự thất bại trong giáo dục đã từng bước đưa trẻ bước vào thế giới ảo.

Lo lắng khi thấy con chìm đắm trong thế giới ảo của mạng internet, nhiều bậc cha mẹ đã sử dụng những biện pháp “áp chế” để ngăn cấm con theo cách truyền thống. Nhưng biện pháp này rõ ràng là không được trẻ nghe theo. Hải vốn là một học sinh ngoan, được mọi người hết lời khen ngợi, nhưng mạng internet đã khiến cậu bé tự hủy hoại tiền đồ của chính mình. Năm đó Hải đã thi đỗ vào một trường cấp 3 danh tiếng với thành tích rất xuất sắc, ban đầu thầy cô và các bạn đều hết sức

yêu quý cậu bé, cuộc sống của cậu trôi qua rất có ý nghĩa. Nhưng những ngày tháng tốt đẹp trôi qua thật nhanh, dường như Hải đã biến thành một người khác, suốt ngày trốn học tới quán in- ternet để chơi điện tử, gần như không giao du với bạn bè nữa. Cô chủ nhiệm đã nhiều lần nhắc nhở phê bình nhưng cậu vẫn chứng nào tật ấy.

Vậy nguyên nhân gì đã khiến Hải thay đổi như vậy?

Chúng ta thử bước vào thế giới nội tâm của cậu bé xem sao. Thì ra Hải sống trong một gia đình không đầy đủ cả cha lẫn mẹ, ngay từ khi cậu bé còn rất nhỏ cha mẹ đã ly hôn. Trong ấn tượng của cậu bé thì dường như lúc nào cha mẹ cũng cãi nhau, cậu bé ngây thơ cho rằng “mình không đáng yêu, mình là đồ vô dụng”, do vậy mới khiến cha mẹ ly hôn. Hơn nữa, cha cậu không ý thức được điều này, đã bỏ lỡ thời cơ chữa trị tốt nhất. Khi Hải lớn lên thì vết thương lòng của cậu cũng ngày càng lớn. Cậu bé ngày càng mong muốn được tận hưởng bầu không khí gia đình ấm áp, thường mơ mộng nghĩ xem cuộc sống hôn nhân của mình trong tương lai sẽ như thế nào?

Khi bước vào cấp ba, cậu bé đã thích một bạn gái, nhưng sau đó, cô bé vì muốn tập trung vào việc học nên đề nghị chia tay. Việc này đã giáng một đòn rất mạnh vào Hải. Ý nghĩ “mình không đáng yêu, mình là đồ vô dụng” xuất hiện trở lại, khiến cậu không thể bình tâm được. Cậu cho rằng cuộc sống của mình chẳng có ý nghĩa gì, không có mục tiêu để phấn đấu, nên sống khép mình, không muốn giao du với bạn bè. Vừa hay lúc đó trong lớp có vài bạn bắt đầu rủ rê cậu lên mạng, mà cảm giác được thỏa mãn ở trên mạng lại có thể bù đắp được những điều mà cậu không có được trong cuộc sống thực tế. Vậy là cậu ngày càng chìm đắm vào thế giới ảo trên mạng, một ngày không lên mạng thì dường như thấy thiếu một cái gì đó, đứng ngồi không yên. Đến mức sau này cậu cả ngày không ăn không ngủ, dành tất cả thời gian để lên mạng, không thể tiếp tục học tập và sống cuộc sống bình thường, cuối cùng đành phải nghỉ học.

Từ câu chuyện kể trên có thể thấy, nếu không biết sử dụng mạng internet một cách đúng đắn thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Thỉnh thoảng chơi trò chơi là một cách để giải trí, là một việc làm có ích, nhưng nếu coi trò chơi là “công việc” hàng ngày thì lại là sai lầm.

Nếu cha mẹ phát hiện thấy con mình nghiện trò chơi điện tử thì không được dùng những biện pháp cứng rắn bắt ép con ngừng lên mạng, bởi càng ngăn cấm thì trẻ càng phản kháng lại, kết quả thường đi ngược lại mong muốn của cha mẹ. Để ngăn chặn việc trẻ vào các quán internet lên mạng, nhiều bậc cha mẹ chọn biện pháp mua máy vi tính riêng cho con. Đương nhiên đây cũng có thể coi là một biện pháp hay, nhưng cha mẹ còn cần chú ý những điểm sau:

Thứ nhất: Vị trí đặt máy vi tính

Máy vi tính tốt nhất nên đặt ở những nơi thoáng đãng, ví dụ như phòng khách, như vậy khiến trẻ dù có muốn lên một số trang web không lành mạnh cũng khó có thể thực hiện được. Tuyệt đối không được nghe theo yêu cầu của trẻ mà để máy vi tính trong phòng riêng của chúng.

Thứ hai: Hướng dẫn con chính xác

Đặt máy vi tính ở phòng khách chỉ là một biện pháp bị động, nếu trẻ muốn lên mạng thì cha mẹ không thể lúc nào cũng ở bên để giám sát chúng. Do vậy cha mẹ cần hướng dẫn con cách lên mạng. Nói cho trẻ biết những điều cần chú ý khi lên mạng, ví dụ, những trang web nào nên vào, những trang nào thì không, những gì có thể xem và những gì không thể. Mạng internet là một biện pháp quan trọng để thu thập thông tin của con người, có tác dụng rất lớn trong cuộc sống, nhưng không được dùng nó làm công cụ để giải tỏa tình cảm của mình. Nếu cha mẹ vẫn không yên tâm

thì có thể áp dụng một số biện pháp như lắp đặt một số phần mềm ngăn chặn trẻ mở những trang web không lành mạnh, tức là “khóa chặt” những trang web đó lại.

Thứ ba: Phải có quy định về thời gian trẻ lên mạng

Điều cha mẹ sợ nhất chính là việc con cái lên mạng không có giới hạn, không phân biệt ngày đêm. Do đó cha mẹ nên quy định cho con thời gian lên mạng, ví dụ, một ngày nhiều nhất chỉ được lên mạng hai giờ.

Thứ tư: Đảm bảo sự an toàn cho con

Mạng internet tuy mang lại rất nhiều tiện ích cho cuộc sống của con người nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ. Làm thế nào để con cái lên mạng được an toàn là vấn đề mà các bậc cha mẹ hết sức quan tâm. Cha mẹ có thể kể cho con nghe một số ví dụ về những việc không hay gặp phải khi lên mạng, ví dụ như khi đi gặp bạn chat thì bị cướp, để trẻ hiểu rằng không được tùy tiện đi gặp những người bạn mà chúng quen trên mạng. Nếu thực sự muốn gặp thì tuyệt đối không được đi một mình, tốt nhất là phải đi cùng người thân hoặc bạn bè.

Thứ năm: Thường xuyên trò chuyện cùng con

Khi thấy con bị nghiện mạng internet, cha mẹ cần làm rõ nguyên nhân. Chỉ đơn giản là do yêu thích việc lên mạng hay do bình thường trẻ quá cô đơn, không được cha mẹ quan tâm và thương yêu đầy đủ… Dù là nguyên nhân gì tạo nên thì cha mẹ cũng nên tăng cường tâm sự cùng con cái, thường xuyên đưa con đi tham gia một số hoạt động tập thể, cũng có thể đưa trẻ đi leo núi, đi dã ngoại… để trẻ cảm nhận được tình cảm ấm áp mà cha mẹ dành cho chúng.

Chương 4: Giải quyết vấn đề xuất phát từ tình yêu thương con

Trong quá trình trưởng thành của con cái, tình yêu thương là một nhân tố vô cùng quan trọng, đặc biệt là tình yêu thương của cha mẹ.

Một phần của tài liệu Vì sao con bạn không nghe lời (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w