Vai trò của gia đình trong việc đưa trẻ tới trường

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 114)

. Nguồn:Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012, trƣờng TH Púng Luông Theo nhận xét của các GV chủ nhiệm các khối lớp 1 và 2, số HS Yếu

GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

4.5.1 Vai trò của gia đình trong việc đưa trẻ tới trường

Trong quá trình nghiên cứu tại địa bàn, chúng tôi đã tiến hành thu thập một số thông tin liên quan đến tác động của gia đình đối với việc đến trƣờng của các em HS tại trƣờng TH Púng Luông. Khảo sát đƣợc thực hiện không liên tục mà rải rác các bản của xã Púng Luông trong các đợt điền dã tới các điểm trƣờng.

Tổng số phiếu điều tra: 20

Bảng 4.6: Nguyên nhân từ phía gia đình khi trẻ bỏ học

Lý do tìm hiểu Số phiếu Tỉ lệ

Không biết học để làm gì 14

Không muốn con đi học xa 12

Không có tiền cho con đi học 15

Muốn con ở nhà lao động phụ giúp gia đình 8

Đi học hay không vẫn thế 12

Muốn con đi học nhƣng con không đi 6

Không cho con gái đi học 4

Nguồn: Nguyễn Ngọc Trìu, Điều tra bảng hỏi, tháng 12/2012

Trong số các phiếu điều tra, cản trở lớn nhất đối với việc tới trƣờng của các em vẫn là do điều kiện kinh tế của gia đình khó khăn. Gia đình không có tiền để mua sắm các đồ dùng học tập cho các em HS, dù chi phí phần lớn đã đƣợc

Nhà nƣớc bỏ ra. Tới 15 ý kiến, chiếm 75% cho rằng việc không có tiền cho trẻ đi học nên các em thƣờng chọn giải pháp ở nhà và không đến trƣờng.

Chiếm 70% trong số các ý kiến trả lời câu hỏi về việc con đến trƣờng nhƣ thế nào, 14 hộ gia đình cho biết không biết con đi học để làm gì. Ngoài việc gia đình ít quan tâm tới trẻ học hành ra sao, bản thân nhiều bậc phụ huynh cũng không đƣợc học hành đến nơi đến chốn, thậm chí không biết chữ là một lý do căn bản lý giải việc không biết con cái đi học sẽ làm gì. Trong nhận thức của nhiều hộ gia đình có con tới trƣờng, tâm lý sinh con để có thêm lao động trong nhà cũng chi phối việc trẻ tới trƣờng hay không. Tại bản Nả Háng A, gia đình anh Lý A Sáng không muốn con gái thứ hai đi học vì đi học có giỏi đến đâu đi chăng nữa, con gái anh vẫn phải lấy chồng và có cuộc sống gia đình. Chính vì thế, khi đƣợc vận động cho trẻ tới trƣờng, gia đình anh có 3 con nhƣng chỉ hai con trai đi học. Khi chúng tôi khảo sát tại điểm trƣờng Nả Háng Tâu, gia đình chị Lù Thị Sú (30 tuổi) cho hay, “đi học hay không vẫn thế” vì gia đình vẫn làm nƣơng, vẫn quanh năm thiếu ăn thì học có cao lên chỉ tốn kém và mất công.

Đáng lƣu ý, 60% ý kiến đƣợc hỏi (12 ý kiến) trả lời khảo sát của chúng tôi không muốn con đi học xa nhà vì mất công đƣa đón con đi học. Bản thân trẻ đi học xa nhà đã là một trở ngại nên tâm lý của bậc phụ huynh không muốn con đi xa tới trƣờng trong khi không thể đảm bảo việc đƣa đi đón về cũng hoàn toàn dễ hiểu.

Chúng tôi tiếp tục khảo sát về mong muốn của gia đình khi trẻ tới trƣờng tại ba bản có điều kiện kinh tế khác nhau và 100% các hộ gia đình đƣợc hỏi đều là đồng bào Hmông thì thu đƣợc những kết quả nhƣ bảng thống kê dƣới đây:

Số phiếu điều tra: 10

Bảng 4.7: Tác động của gia đình tới việc đi học của trẻ

Mong muốn của gia đình Số phiếu Tỉ lệ

Muốn con đi học vì:

Muốn con biết chữ 8

Muốn con học tiếp 6 Không muốn con

đi học vì:

Chƣa nhận thức đƣợc việc học 3 Muốn con ở nhà đi làm 3

Nguồn: Nguyễn Ngọc Trìu, Điều tra bảng hỏi, tháng 12/2012

Chiếm 80% số phiếu trả lời trong phần “muốn con đi học” là mong con cái biết chữ. Nhiều hộ gia đình đồng bào Hmông nhận thức đƣợc việc con tới trƣờng và thích đi học đã tạo điều kiện để con học tập. Số hộ gia đình có nhận thức này tuy chƣa nhiều nhƣng phần nào cho thấy những thay đổi trong tƣ duy của đồng bào một vài năm trở lại đây. Có 2 gia đình trong số ý kiến trở lời muốn con biết chữ vì gia đình rất nhiều thế hệ không đƣợc đi học nên muốn con mình biết chữ để “cải thiện”. Điều này dẫn đến các hộ gia đình có con đi học mong muốn con mình có một công việc sau này có thể kiếm đƣợc tiền, thậm chí là cán bộ địa phƣơng để thoát khỏi đói nghèo. Chúng tôi cho rằng, đây là những suy nghĩ rất thực tế của một bộ phận phụ huynh HS khi có con tới trƣờng.

Trong khi đó, lý do đời sống còn khó khăn và cần thêm lao động là trở ngại khiến nhiều gia đình không muốn con đi học mà làm việc tại nhà, số phiếu trả lời chiếm tỉ lệ 30%. Trong số này, có 2 gia đình con đã từng nghỉ học và đi học lại nhờ sự thuyết phục của chính quyền địa phƣơng và các thầy cô giáo.

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 114)