Điều kiện sinh hoạt

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 104 - 106)

. Nguồn:Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012, trƣờng TH Púng Luông Theo nhận xét của các GV chủ nhiệm các khối lớp 1 và 2, số HS Yếu

GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

4.2.2 Điều kiện sinh hoạt

Trong tổng số 32 cán bộ, GV của trƣờng TH Púng Luông, 24 GV có gia đình và sinh hoạt với gia đình. 8 GV còn lại phải thuê nhà trọ hoặc sống tại các điểm trƣờng hoặc ở nhờ nhà dân.

Các GV sinh hoạt tại gia đình hầu hết là các GV có nhiều năm công tác hoặc là GV ngƣời DTTS. Họ lên Púng Luông dạy học rồi ổn định cuộc sống khi lấy chồng là ngƣời địa phƣơng hoặc cùng nhau lên làm kinh tế. 21 GV ngƣời Kinh sinh hoạt tại gia đình đều có nhà tại bản Ngã Ba Kim. Đây vừa là bản có đông ngƣời miền xuôi lên định cƣ, vừa là bản tiện cho việc đi lại do giao thông thuận tiện. Các GV thƣờng dễ dàng bắt xe khách về học tập tại TP.Yên Bái hoặc đi lên trung tâm huyện Mù Cang Chải. Ngoài ra, dịp lễ tết cũng thuận tiện cho việc về quê thăm gia đình.

Đối với các GV trẻ, do chƣa có gia đình và mới lên công tác, cũng có trƣờng hợp đã lập gia đình nhƣng chƣa đủ tiền mua đất để làm nhà nên bắt buộc phải thuê nhà trọ của ngƣời dân địa phƣơng hoặc chính GV trong trƣờng để ở. Đây là một khó khăn lớn và cũng là nỗi niềm chính của đại đa số GV trẻ. Số tiền thu nhập hàng tháng ngoài chi trả cho việc thuê nhà, họ còn phải mua toàn bộ nguồn thực phẩm và lƣơng thực để sinh hoạt. Nƣớc dùng chủ yếu dùng nƣớc dẫn từ suối hoặc nguồn nƣớc mƣa dự trữ. Việc tăng gia sản xuất rau hay chăn nuôi chỉ có những GV có vƣờn hoặc điều kiện về nhà ở mới có thể thực hiện đƣợc. Trong số 32 GV tại Púng Luông, có hai cặp vợ chồng cùng giảng dạy tại trƣờng TH Púng Luông và đều là những GV lâu năm, nhiều kinh nghiệm. Quá trình lên miền núi dạy học, ban đầu là sự đùm bọc lẫn nhau nhƣng quá trình học tập và làm việc đã gắn kết họ thành một tổ ấm. Con cái họ phần lớn có điều kiện học tập tốt. 100% con em GV trƣờng TH Púng Luông chỉ học tại điểm trƣờng Ngã Ba Kim. Hầu hết có lực học giỏi, một phần nhờ tƣ duy các em hơn hẳn trẻ cùng lớp là ngƣời DTTS, một phần khác các em đƣợc chính bố mẹ kèm cặp học hành.

Điều kiện sinh hoạt của các GV sống tại bản Ngã Ba Kim cũng tốt hơn hẳn khi có điều kiện tiếp xúc tivi và bắt đƣợc sóng của Đài phát thanh Việt Nam (VOV).

Các GV dạy tại các điểm trƣờng xa trung tâm do điều kiện đi lại khó khăn và cách trở nên bắt buộc họ phải ở lại nhà dân gần điểm trƣờng hoặc sinh hoạt tại điểm trƣờng. Mọi dụng cụ nhƣ xoong nồi hay bát đũa đều phải tự túc và chỉ có dịp cuối tuần, các GV này mới về trung tâm sinh hoạt chung. Ngày thƣờng, họ thƣờng gửi ngƣời dân đi chợ mua hộ đồ ăn, thức uống vì bận lên lớp giảng bài. Các GV này cũng hoàn toàn không có các phƣơng tiện nhƣ internet hay tivi để cập nhật tình hình bên ngoài. Phƣơng tiện duy nhất để họ liên lạc và theo dõi tin tức là chiếc điện thoại di động. 100% GV tại Púng Luông đều biết sử dụng điện thoại di động.

Dịp lễ Tết và các ngày truyền thống nhƣ 20/11, 8/3…đối với GV ở đây có sự chênh lệch lớn so với GV các vùng thấp hoặc miền xuôi. Khái niệm “thƣởng Tết” mới chỉ xuất hiện vài năm gần đây. Năm 2011, mỗi GV tại Púng Luông đƣợc thƣởng Tết 150.000 đồng/ngƣời. Số tiền này một phần trích từ ngân quỹ nhà trƣờng, một phần khác từ quỹ khuyến học của xã và các hộ gia đình tại bản Ngã Ba Kim khá giả đóng góp. Các ngày lễ chỉ tổ chức mít tinh, họp mặt các GV các điểm trƣờng, hỏi han sức khỏe và xã giao chứ không có gì khác. Đây là một thiệt thòi đối với GV vùng cao nói chung và GV dạy học tại trƣờng TH Púng Luông nói riêng.

“Đối với vùng cao, ngày Nhà giáo Việt Nam đƣợc các em tặng hoa rừng hay thực phậm nhƣ rau, măng mà gia đình các em có đƣợc, thậm chí một bó củi đã mừng rơi nƣớc mắt vì đối với chúng tôi, quà tặng của các em chính là sự yêu mến dành cho mình chứ chả mong gì hơn nữa”

(Phỏng vấn cô giáo Nguyệt, 34 tuổi, GV TH Púng Luông về ngày 20/11, ngày 17/12/2012)

Ngoài ra, trƣớc thời điểm năm 1996, mỗi GV hàng năm đƣợc phát một áo ấm và một chăn mùa đông nhƣng chế độ đó không còn đƣợc duy trì. Theo nhiều GV đƣợc hỏi, họ cho rằng chế độ này nên đƣợc tiếp tục thực hiện để động viên GV miền núi trong công việc.

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 104 - 106)