Một số đặc điểm kinh tế xã hội của xã Púng Luông

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 29 - 36)

9 Tiểu vùng phía Đông có độ cao trung bình, gồm các huyện còn lại nhƣng chịu ảnh hƣởng bởi gió mùa Đông

1.2. Một số đặc điểm kinh tế xã hội của xã Púng Luông

Nhân khẩu học

Toàn xã Púng Luông có 574 hộ gia đình, với 3.320 nhân khẩu, trong đó đồng bào Hmông chiếm khoảng 95%. Còn lại là ngƣời Kinh, ngƣời Tày và ngƣời Thái chiếm tỉ lệ rất ít với lần lƣợt là 3%, 1,5% và 0,5%.

STT Dân tộc Số hộ Số khẩu Tỉ lệ %

1 Hmông 533 3.154 95%

2 Kinh 30 100 3%

3 Tày 7 50 1.5%

4 Thái 4 16 0,5%

Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội xã Púng Luông năm 2011.

Theo cán bộ văn hóa – xã hội xã Púng Luông, hầu hết các gia đình tại xã là hộ gia đình hạt nhân gồm bố mẹ và con cái tập trung phần nhiều vào hộ gia đình ngƣời Kinh (100%). Tƣơng tự, ngƣời Tày và Thái, đa phần là những hộ dân di cƣ lên đây làm ăn, buôn bán, 100% là các gia đình hạt nhân. Đối với đồng bào Hmông, phần nhiều gồm ba thế hệ cùng sinh sống: ông bà, cha mẹ và con cái.

Kinh tế:

Cơ sở hạ tầng xã Púng Luông

+ Hệ thống giao thông, đi lại:

Xã Púng Luông có quốc lộ 6 đi ngang qua nên giao thông các bản gần trục đƣờng quốc lộ rất thuận tiện. Riêng bản Ngã Ba Kim lại là nơi dừng đỗ của nhiều phƣơng tiện đi lại, rẽ ngang vào xã La Pán Tẩn hoặc đi thẳng lên trung tâm huyện Mù Cang Chải nên đây đƣợc coi là ngã ba giao thông quan trọng. Đối với các bản Púng Luông, Nả Háng A và Nả Háng B có đƣờng liên xã đƣợc bê tông hóa năm 2009 và đang đƣợc hoàn thiện. Vào mùa mƣa, nhiều tuyến đƣờng liên xã hoặc chƣa đƣợc bê tông hóa trở nên lầy lội do phần bề mặt là đất đỏ nên gây ra trở ngại lớn. Vào năm 2010, tất cả các tuyến đƣờng liên xã đƣợc đƣa vào kế hoạch bê tông hóa nhƣng đến nay, 50% các tuyến đƣờng này vẫn là đƣờng đất, ngƣời dân phải tự tu sửa mỗi khi có sụt lún hay lở đất mà chƣa biết khi nào có điều kiện hoàn thiện để thuận tiện cho đi lại.

Tuyến đƣờng từ bản Ngã Ba Kim vào trung tâm xã đƣợc làm mới với việc xẻ núi, giúp cho tuyến đƣờng ngắn lại 3km nếu đi đƣờng vòng. Trƣớc kia, việc đi lại vào trung tâm xã phải qua một dãy núi với nhiều đoạn đƣờng khó đi, gập ghềnh và độ dốc cao. Nay việc đi lại đƣợc rút ngắn đã tạo điều kiện cho bà con dễ dàng đem hàng hóa ra trung tâm hoặc gần đƣờng quốc lộ trao đổi, buôn bán. Dự kiến, đến hết năm 2016, toàn bộ các tuyến đƣờng liên xã của xã Púng Luông sẽ đƣợc bê tông hóa. Riêng bản Mí Háng Tủa Chử, việc làm đƣờng mới sẽ giúp học sinh đi học đỡ vất vả, khắc phục tình trạng các em phải đi học trên con đƣờng mòn dốc thẳng đứng, trơn trƣợt nhƣ hiện nay.

+ Điện

Xã Púng Luông sử dụng điện lƣới sớm hơn các xã khác do có đƣờng quốc lộ và đƣờng điện lƣới đi ngang qua. Tuy nhiên, chỉ có hai bản trung tâm là Ngã

Ba Kim và Púng Luông thụ hƣởng thuận lợi này trong khi tất cả các bản còn lại đều dùng điện sinh hoạt từ các máy phát điện loại nhỏ và vừa chạy từ suối. Nhiều năm qua, chƣơng trình điện lƣới quốc gia đem điện về các bản đã có chuyển biến tích cực. Đến năm 2010, xã Púng Luông về cơ bản đã dùng hệ thống điện lƣới nhƣng thói quen dùng điện từ suối vẫn đƣợc đồng bào sử dụng thƣờng xuyên. Bản Mí Háng Tủa Chử là bản duy nhất chƣa có điện lƣới quốc gia. Vào buổi tối, đồng bào thƣờng dùng mỡ trâu bò để lâu thắp sáng chứ ít khi dùng dầu hỏa vì không đủ điều kiện kinh tế mua dầu. Đây cũng là khó khăn lớn nhất của bản xa trung tâm xã. Trong thời gian nghiên cứu điền dã tại đây, chúng tôi có dịp chứng kiến ánh điện màu vàng không đủ nhìn rõ để đọc chữ. Đến tầm 7 giờ tối, rất ít gia đình có ánh sáng đèn. Một điều lạ là đồng bào vẫn có thể sinh hoạt đƣợc dù không có ánh sáng nhƣng lại theo thói quen hằng ngày.

+ Chợ

Toàn huyện Mù Cang Chải có hai chợ tạm kiên cố là chợ trung tâm huyện và chợ Ngã Ba Kim thuộc xã Púng Luông. Chợ Ngã Ba Kim là nơi không chỉ ngƣời dân trong xã đem hàng hóa đến trao đổi mua bán mà còn thu hút ngƣời dân các xã lân cận đem hàng hóa đến. Chợ Ngã ba Kim có hai khu, khu ngoài dành cho các gian hàng bán nông cụ và các sản phẩm nông nghiệp phục vụ đồng bào nhƣ rau, măng, thịt thú rừng, phân bón, cày, cuốc, liềm…Ở phía trong là các gian hàng bán đồ dùng sinh hoạt, nhu yếu phẩm cho cuộc sống thƣờng ngày của bà con.

Chợ Ngã Ba Kim họp tất cả các ngày trong tuần, từ sáng sớm cho tới tối mịt vẫn còn nhiều gian hàng mở cửa. Do cạnh tuyến đƣờng giao thông huyết mạch nên gần nhƣ liên tục có các chuyến hàng dừng lại mua bán. Theo kinh nghiệm của ngƣời dân địa phƣơng, muốn mua hàng hóa của đồng bào Hmông nhƣ rau củ quả sạch và an toàn, nên đi chợ từ rất sớm nếu không sẽ bị các lái buôn thu mua hết để đem bán cho vùng khác. Ngay cả thực phẩm cá suối, thịt lợn đen nếu không đặt trƣớc rất khó mua đƣợc. Giống nhƣ nhiều vùng nông thôn

khác, nhiều mặt hàng kém chất lƣợng, hàng hóa không rõ xuất xứ và nhất là hàng thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng vẫn đƣợc bày bán tràn lan ở chợ Ngã Ba Kim. Một điểm nhấn của chợ Ngã Ba Kim là vào các ngày 1,10,20 và ngày cuối cùng của tháng, phụ nữ Hmông thƣờng đem các sản phẩm thêu nhƣ váy, thổ cẩm thêu sẵn theo mẫu trao đổi mua bán trong buổi sáng. Họ đem bán các sản phẩm mới thêu đƣợc để mua sắm các vật dụng gia đình, nhu yếu phẩm và không quên mua thêm chỉ thêu về tiếp tục công việc. Thu nhập từ việc bán thổ cẩm tạo ra động lực đối với các chị em trong các gia đình đồng bào Hmông theo đuổi việc may vá những lúc nhàn rỗi.

+ Y tế

Xã Púng Luông có trạm y tế xã, cách trung tâm xã khoảng 200m. Ngƣời dân tộc thiểu số đƣợc trạm y tế khám và cấp thuốc miễn phí. Tính đến cuối năm 2011, đã có hơn 13.000 lƣợt khám và phát thuốc miễn phí cho các hộ dân. Trong năm, cán bộ y tế xã tổ chức 4 lần đi phun thuốc diệt muỗi, cấp phát hàng trăm bộ màn, chăn ấm cho các gia đình nghèo của xã. Riêng bản Mí Háng Tủa Chử đƣợc ƣu tiên hơn hẳn các bản khác về thuốc men, điều kiện chăm sóc y tế do đƣờng xá đi lại khó khăn và 100% các hộ gia đình đều là hộ nghèo. Tại các bản của xã đều có y tá thôn bản. Mỗi khi có đợt cấp phát thuốc hay tiêm chủng, khám chữa bệnh miễn phí, y tá thôn bản phải đến từng nhà thông báo để đồng bào tập trung tại một địa điểm tiện cho việc khám chữa bệnh. Dù đã có một số thay đổi trong thực hành chăm sóc sức khỏe, nhƣng ngƣời dân tộc thiểu số ở đây vẫn giữ gìn nhiều phƣơng thức chăm sóc sức khỏe truyền thống. Ví dụ điển hình trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, mặc dù đã đƣợc tuyên truyền phổ biến sâu rộng về kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc bà mẹ và trẻ em nhƣng hầu hết các gia đình ngƣời Hmông vẫn dựa theo kinh nghiệm và thói quen nhiều năm qua là sinh đẻ tại nhà, sử dụng các phƣơng thuốc dân gian cho sản phụ. Cả năm 2010, trạm y tế xã Púng Luông đỡ đẻ cho 38 trƣờng hợp, một con số quá ít so với 134 trƣờng hợp sinh nở năm 2010 đƣợc thống kê.

Ở góc độ khác, các gia đình có điều kiện làm ăn buôn bán (đa phần các hộ gia đình ngƣời Kinh) lại ít khi đến trạm khám chữa bệnh. Do chỉ cách trung tâm huyện 20km nên hầu hết chọn lựa lên thẳng Bệnh viện Đa khoa huyện Mù Cang Chải. Điều này lý giải việc lựa chọn cơ sở y tế phụ thuộc vào khả năng và điều kiện tài chính tại địa phƣơng của ngƣời dân.

+ Cơ cấu kinh tế:

Ngƣời dân xã Púng Luông sống chủ yếu dựa vào nông – lâm nghiệp. Tuy nhiên, lý giải cuộc sống nơi đây còn nhiều khó khăn bởi diện tích canh tác đất nông nghiệp quá ít, chỉ khoảng 191 ha. Riêng diện tích cấy lúa hai vụ chỉ tập trung tại bản Púng Luông và Nả Háng B do nằm lọt thỏm giữa hai dãy núi, có một phần diện tích có nƣớc quanh năm nên chỉ rơi vào khoảng 20ha. Diện tích lúa nƣơng cũng không nhiều, chỉ rơi vào khoảng 20ha trong khi diện tích ngô nƣơng là 60ha. Cây ngô cũng là một trong những lƣơng thực chủ yếu của đồng bào ngƣời Hmông. Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời khoảng 390kg/ngƣời/năm. Mức này thấp hơn hẳn so với các xã lân cận. (Nhƣ La Pán Tẩn khoảng 520kg/ngƣời, Dế Xu Phình 480kg/ngƣời…)

Diện tích đất nông nghiệp ít trong khi rừng nhiều nên ngƣời dân thƣờng khai thác nguồn lợi lâm sản đem bán lấy tiền. Ngô và lúa nƣơng thu đƣợc qua các mùa vụ chỉ tạm đủ cho cuộc sống thƣờng ngày. Thậm chí, hàng năm, chính quyền xã vẫn phải cứu đói với vài trăm hộ gia đình. Năm 2011, xã tiếp nhận 27.615 kg gạo cứu đói cho khoảng 315 hộ dân không đủ ăn và cũng là hộ nghèo với khoảng 1.641 nhân khẩu. Một số loại cây trồng khác góp phần đem lại thu nhập cho ngƣời dân nhƣng không đáng kể. Thảo quả đƣợc đồng bào Hmông bán tại chợ vào cuối tháng nhƣng giá thƣờng không cao, chỉ khoảng 40.000 đồng/kg so với giá bán ra của thƣơng lái là 120.000 đồng/kg.

Ngoài trồng trọt, ngƣời dân ở đây cũng nuôi gia cầm, gia súc lớn để lấy sức kéo với tập quán thả rông và chăn nuôi nhỏ lẻ đƣợc duy trì qua nhiều năm qua. Nguồn sức kéo này chịu ảnh hƣởng lớn của thời tiết giá rét, năm nào cũng

có hiện tƣợng đàn trâu bò bị chết do rét đậm, rét hại. Tổng đàn gia súc năm 2011 của xã Púng Luông khoảng hơn 800 con nhƣng đến đầu năm 2012, số này chỉ còn hơn 700 bởi có tới 87 nghé, bê hoặc gia súc to bị chết rét. Do địa hình đồi núi, nhiều hộ gia đình ngƣời Tày hoặc Thái cũng thử mô hình nuôi dê và đem lại đƣợc giá trị kinh tế cao. Với đàn dê vào khoảng 151 con, tập trung chủ yếu tại bản Púng Luông và Ngã Ba Kim. Riêng gia cầm đƣợc nuôi nhiều hơn cả, chủ yếu là gà và vịt với khoảng gần 6.000 con. Đây đƣợc coi là nguồn thực phẩm tại chỗ và là dự trữ cho các dịp nhà có công việc, lễ Tết cuối năm.

Đồng bào ngƣời Kinh và Tày, Thái tuy chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ nhƣng là công chức, công nhân hoặc ngƣời buôn bán lại có đời sống kinh tế cao. Số này tập trung sống ven đƣờng quốc lộ và bản Ngã Ba Kim. Một số hộ gia đình từ miền xuôi lên làm ăn kinh tế còn sử dụng diện tích đất rộng để xây dựng các khu nhà trọ cho HS cấp 1, cấp 2 và cả ngƣời trong bản thuê ở.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời ở Púng Luông rơi vào khoảng 7,3 triệu đồng/ngƣời/năm. Con số này thấp nếu tách riêng các hộ gia đình buôn bán hoặc công chức tại bản Ngã Ba Kim. Toàn xã có tới 482 hộ nghèo với nhiều thôn đặc biệt khó khăn nhƣ Mí Háng Tủa Chử, Háng Cơ Bua, Nả Háng A, Nả Háng B, Mí Háng Tâu, Nả Háng Tâu. 482 hộ nghèo kể trên, 100% là các hộ gia đình đồng bào Hmông. Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát của chúng tôi tại địa phƣơng, trong tổng số 22 hộ gia đình đƣợc hỏi trả lời phỏng vấn về vấn đề con em tới trƣờng, 18 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã trong khi 4 hộ dân còn lại thuộc diện đủ ăn, một gia đình thuộc hộ khá do có ngƣời làm cán bộ xã, lƣơng hàng tháng gần bằng một gia đình khó khăn của đồng bào Hmông làm việc nửa năm.

Về tài sản hiện có, theo báo cáo của chính quyền xã Púng Luông, tính đến năm 2011, mặc dù hệ thống thông tin liên lạc đã đƣợc rộng khắp với nhiều trạm phát sóng đƣợc lắp nhƣng hầu hết đồng bào còn chƣa biết sử dụng điện thoại và phƣơng tiện liên lạc công cộng tại điểm văn hóa thôn. Bản Mí Háng Tủa Chử

với dân số 72 hộ gia đình với hơn 300 ngƣời nhƣng chỉ có duy nhất một gia đình có điện thoại để bàn của Viettel (homephone). Cả thôn dùng chung một chiếc điện thoại, khi nào có việc cần gọi thì tính tiền theo phút (3.000 đồng/phút). Các bản khó khăn khác của xã cũng ít có phƣơng tiện liên lạc điện thoại cầm tay. Ti vi hay các vật dụng gia đình nhƣ tủ lạnh có thể đếm đƣợc trên đầu ngón tay, có bản chỉ có duy nhất một chiếc tivi xem chung. Tỉ lệ hộ dân có xe máy là 36%, trong khi có ngựa là 60%. Đồng bào dùng ngựa di chuyển từ các bản trên núi trong khi các bản gần trục đƣờng quốc lộ chủ yếu là xe máy.

Điều kiện y tế

Đến cuối năm 2012 khi chúng tôi kết thúc chuyến khảo sát, thực tế tại địa phƣơng, bản Mí Háng Tủa Chử là bản cuối cùng chƣa có hệ thống nƣớc sạch về đến bản. Bản khó khăn này do vị trí địa lý nên ngƣời dân vẫn sử dụng nƣớc mƣa hay nƣớc suối làm nƣớc sinh hoạt hằng ngày nên đây cũng là bản thƣờng xuyên có ngƣời bị ngộ độc thực phẩm hay đau bụng do sử dụng nguồn nƣớc. Theo thống kê năm 2012, trong tổng số 37 trƣờng hợp ngộ độc thì 17 trƣờng hợp là do uống nƣớc lã của ngƣời dân bản này, số còn lại là uống rƣợu hoặc ăn măng, rau rừng nấu không đúng cách.

Phong tục của ngƣời Hmông uống nhiều rƣợu, hầu nhƣ nhà nào cũng có rƣợu và thƣờng tự nấu để có rƣợu sẵn ngay cần dùng đến. Đàn ông có thể uống rƣợu cả ngày trong khi phụ nữ cũng có thể uống nhiều nhƣng không say. Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe và hạn chế uống rƣợu để dẫn đến ngộ độc thì năm nào Púng Luông cũng có trên 10 trƣờng hợp.

Trong sinh hoạt và đời sống hằng ngày, ngƣời Hmông nuôi nhốt gia cầm, gia súc ngay cạnh nơi có nguồn nƣớc, thậm chí cả vật và ngƣời cùng dùng chung một nguồn nƣớc đã gây ra không ít bệnh truyền nhiễm. Năm 2011, tỉ lệ ngƣời dân bản Háng Cơ Bua bị bƣớu cổ là 26%. Một tỉ lệ khá cao dù chƣơng trình toàn dân dùng muối I ốt đã phổ biến đến hầu hết các bản làng. Một điều chúng tôi dễ quan sát thấy, đó là phần lớn các hộ gia đình có chuồng trại nhốt động vật ở

riêng vẫn chƣa đủ xa nhà, và chƣa sử dụng cách xử lý phân động vật đúng quy cách bằng cách ủ phân trong các hố.

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 29 - 36)