Sự hòa nhập của HS khuyết tật

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 80 - 81)

. Nguồn:Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012, trƣờng TH Púng Luông Theo nhận xét của các GV chủ nhiệm các khối lớp 1 và 2, số HS Yếu

3.5 Sự hòa nhập của HS khuyết tật

HS khuyết tật tại trƣờng TH Púng Luông không nhiều nhƣng năm học nào cũng có. Qua khảo sát, chúng tôi nắm đƣợc số HS hòa nhập của trƣờng TH Púng Luông tập trung chủ yếu tại các điểm trƣờng ở xa trung tâm xã Púng Luông do điều kiện đi lại khó khăn nên các em thƣờng học gần nhà.

Bảng 3.10: Học sinh thuộc diện hòa nhập tại trƣờng TH Púng Luông và huyện Mù Cang Chải

Trƣờng/Năm học

2009 – 2010 2010 – 2011 2011 - 2012

TH Púng Luông 4 2 1

Toàn huyện MCC 23 18 20

Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm học, trƣờng TH Púng Luông

HS thuộc diện hòa nhập tại địa bàn chúng tôi nghiên cứu học tập tƣơng đối tốt, các em nắm đƣợc bài và rất chịu khó học Tiếng Việt nên ít có tình trạng học lực yếu hoặc chƣa hoàn thành các môn học khác. Tại điểm trƣờng Háng Cơ Bua, chúng tôi dự giờ một tiết học Tiếng Việt có một HS thuộc diện khuyết tật. Gia đình Lý A Sang (13 tuổi, HS lớp 3) rất khó khăn. Bố mẹ đi làm thuê vì gia đình không có nƣơng, bản thân em bị cụt một tay do bại liệt, một chân đi lại khó khăn nhƣng trong lớp học rất tốt.

Năm học 2009 – 2010, trƣờng TH Púng Luông có 4 HS thuộc diện hòa nhập là năm học có tỉ lệ HS hòa nhập cao nhất. Ngoài việc học trên lớp, các HS này nhận đƣợc sự hỗ trợ rất nhiều, cả về vật chất và tinh thần từ các GV chủ

nhiệm, các bạn học cùng khác. Tại địa bàn chúng tôi nghiên cứu, không có hiện tƣợng kỳ thị đối với HS bị khuyết tật .

3.6. Ngôn ngữ

Đảng và Nhà nƣớc ta luôn nhấn mạnh chủ trƣơng vừa phổ cập tiếng nói và chữ viết phổ thông, vừa bảo vệ và phát triển tiếng nói và chữ viết của các DTTS. Từ năm 1955 – 1979, 10 thứ tiếng dân tộc đƣợc dạy trong trƣờng phổ thông (chủ yếu ở bậc học TH), trong đó có tiếng và chữ viết Hmông12.

Hiện nay, Hiến pháp và Luật Giáo dục, cũng nhƣ các văn bản chính sách giáo dục ủng hộ mạnh mẽ việc sử dụng ngôn ngữ của đồng bào DTTS trong giáo dục. Mục đích của những chính sách này là phát triển và nâng cao giáo dục song ngữ. Tuy nhiên, từ khi thực hiện đến nay, chính sách này vẫn đạt đƣợc kết quả khiêm tốn, nhiều nơi chƣa hiệu quả.

Nguyên nhân bởi đặc điểm cƣ trú của các tộc ngƣời. Nhiều địa bàn sinh sống của đồng bào tập trung nhiều tộc ngƣời dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ tộc ngƣời không thống nhất. Việc sử dụng một ngôn ngữ Hmông hoặc Tày để dạy tiếng phổ thông là vô cùng khó khăn. Hiện nay, vùng núi phía Bắc có SGK dạy tiếng Hmông cho đồng bào Hmông. Púng Luông nói riêng và Mù Cang Chải có đông đồng bào ngƣời Hmông sinh sống nên trong chƣơng trình học tập của HS TH có môn học Tiếng dân tộc.

Tiếng Hmông đƣợc đƣa vào giảng dạy tại trƣờng TH Púng Luông từ năm 1995. HS lớp 3 bắt đầu học tiếng Hmông của dân tộc mình tƣơng ứng với quyển 1. HS lớp 4 tƣơng ứng với quyển 2. HS lớp 5 tƣơng ứng với quyển 3.

Sau nhiều năm đƣa tiếng Hmông vào dạy học với tƣ cách là một môn học quan trọng trong chƣơng trình học tập nhƣng đến nay, môn học này có nguy cơ bị thay thế hoàn toàn bằng Tiếng Anh vì tồn tại nhiều hạn chế:

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 80 - 81)