Trƣờng, lớp học

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 43 - 48)

CHƢƠNG 2 NHÀ TRƢỜNG

2.1 Trƣờng, lớp học

Báo cáo tổng kết 3 năm học tại trƣờng TH Púng Luông cho thấy, số lớp

học đã tăng lên từ 20 lớp năm học 2009 – 2010 lên 24 lớp năm học 2011-2012. Nhờ nỗ lực của các ban ngành đoàn thể và các thầy cô giáo, cán bộ giáo dục nên HS ra lớp ngày càng tăng, kéo theo số lƣợng lớp học cũng tăng lên. Trung bình, năm học 2009-2010, trƣờng TH Púng Luông có 22 HS/lớp. Đến năm học 2011- 2012, con số này giảm xuống còn 18,6HS/lớp. Do điều kiện cơ sở vật chất chƣa đƣợc cải thiện nên số lớp học tuy tăng lên nhƣng số phòng học đủ đáp ứng hoặc vẫn giữ nguyên. Bảng 2.1: Tình hình sĩ số HS và lớp học tại trƣờng TH Púng Luông TT Năm học Số lớp Số HS Số GV TB HS/GV 1 2009 – 2010 20 440 23 19,1/1 2 2010 – 2011 21 447 24 18,6/1 3` 2011 - 2012 24 446 25 18,6/1

Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm học, trƣờng TH Púng Luông

Sau nhiều năm nỗ lực và đầu tƣ của ngành giáo dục và chính quyền địa phƣơng, cơ sở vật chất gồm: hệ thống trƣờng lớp, thiết bị dạy học, SGK, các công trình phục vụ giáo dục…đã đƣợc cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, qua các năm học, số lƣợng HS đến lớp ngày càng tăng, năm sau thƣờng cao hơn năm trƣớc nên dẫn tới tình trạng cơ sở vật chất không đáp ứng đủ nhu cầu. Hiện tƣợng thiếu phòng học, không có thƣ viện, không có phòng bộ môn, không có phòng lƣu trú cho GV và HS vẫn còn phổ biến. Tại nhiều trƣờng học thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, do cơ sở vật chất sử dụng đã lâu năm, lại chƣa có nguồn vốn kịp thời sửa chữa nên xuống cấp nghiêm trọng. Tình trạng HS học nhà tranh, vách nứa

vẫn còn tồn tại, nhiều điểm trƣờng các em chen chúc nhau trong những phòng học chật chội và bị dột nát.

Theo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải năm học 2011 – 2012 về cơ sở vật chất nhƣ sau:

Bảng 2.2: Tình hình cơ sở vật chất của huyện Mù Cang Chải năm học 2011-2012

Cơ sở vật chất Tổng nhu cầu Hiện có Số còn thiếu

Phòng học 561 515 46 Phòng học bộ môn 40 28 12 Phòng công vụ 309 199 110 Công trình vệ sinh 137 56 81 Công trình nƣớc sạch 127 45 82 Phòng cho HS bán trú 164 51 113 Bàn ghế 12.577 9.736 2841

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2011 – 2012 cấp tiểu học, phòng GD&ĐT Mù Cang Chải

Trong đó, phòng học đƣợc thống kê đầy đủ gồm: Kiên cố, bán kiên cố và phòng học tạm. Phòng học kiên cố đƣợc hiểu là những phòng học đƣợc đầu tƣ xây dựng khang trang, cao tầng và chất lƣợng xây dựng tốt. Bán kiên cố là các dãy phòng học cấp 4, đƣợc xây dựng khoảng chục năm trở lại đây cần sửa chữa và cải tạo lại. Phòng học tạm là phòng học đƣợc dựng bằng gỗ, tre, nứa và những nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng để khắc phục tình trạng thiếu phòng học phục vụ công tác giảng dạy. Các phòng học tạm chủ yếu là tại các điểm trƣờng lẻ trong khi các trung tâm trƣờng thƣờng là các phòng học kiên cố và bán kiên cố. Toàn huyện Mù Cang Chải năm học 2009-2010 vẫn còn tới 121 phòng học tạm. Tất cả các trƣờng TH trên địa bàn huyện đều tồn tại phòng học tạm. Trong khi đó, phòng học bán kiên cố thƣờng chiếm số lƣợng lớn hơn cả. Điều này cho thấy việc đầu tƣ xây dựng cho hệ thống trƣờng lớp của huyện Mù Cang Chải đƣợc cải

thiện theo từng năm. Một minh chứng dễ dàng thấy đƣợc là số phòng học tạm đã giảm từ 121 xuống còn 96 vào năm học 2011-2012.

Bảng 2.3: Thống kê các loại phòng học toàn huyện Mù Cang Chải qua 3 năm học

Năm học Tổng Kiên cố Bán kiên cố Phòng học tạm

2009-2010 475 153 201 121

2010-2011 496 164 219 113

2011-2012 515 176 243 96

Nguồn: Báo cáo tổng kết 3 năm học, phòng GD&ĐT Mù Cang Chải

Việc các phòng học bộ môn chƣa đầy đủ phản ánh phần nào thực trạng HS ngoài các môn học chính gồm Toán và Tiếng Việt, các môn học liên quan đến Khoa học Xã hội, Khoa học Tự nhiên…không có điều kiện tiếp xúc với các tài liệu giáo dục hữu ích nhƣ HS miền xuôi. Trong khi đó, phòng công vụ cho GV nhiều trƣờng vẫn còn thiếu trầm trọng. Tại trƣờng TH Púng Luông, nhà công vụ cho GV tại nhiều điểm trƣờng đã phải “nhƣờng” lại cho nhà trẻ mẫu giáo vì thiếu phòng học. Buổi trƣa, GV ăn uống và ngủ gục tại bàn dạy chờ sang buổi chiều trong khi các em HS sinh hoạt và ngủ tại bàn HS. Đây là thực tế cho thấy sự thiếu thốn về phòng công vụ cho GV và các hoạt động khác liên quan đến công tác tổ chức giảng dạy của đội ngũ GV các trƣờng trên địa bàn huyện.

Do mô hình bán trú mới bắt đầu đƣợc triển khai tại một số trƣờng TH trong vài năm trở lại đây nên việc xây dựng riêng biệt những khu nhà ở cho HS chƣa đƣợc đầu tƣ và chuẩn bị. Ở nhiều xã mà chúng tôi nắm đƣợc còn do không có nguồn vốn để xây dựng. Trƣờng TH Púng Luông đã phải dồn hai phòng học thành phòng bán trú cho HS nam ở lại trƣờng và 1 phòng học thành nhà ăn tập thể cho các em. Hiện, số phòng thiếu cho HS bán trú tại Mù Cang Chải còn thiếu rất nhiều, tới gần 70% trong vài năm học tới.

Tại các điểm trƣờng lẻ của trƣờng TH Púng Luông mà chúng tôi khảo sát, hầu hết không có các công trình nƣớc sạch. Nƣớc sử dụng cho các em sinh hoạt, thậm chí ăn uống là nƣớc dẫn từ núi qua các khe suối nhỏ. Đây là các công trình

dẫn nƣớc của dân bản cho con em của họ, đồng thời cũng là nguồn nƣớc sinh hoạt thƣờng ngày của ngƣời dân nơi đây. Đối với các công trình vệ sinh, hiện nay toàn huyện Mù Cang Chải vẫn còn thiếu tới 81 phòng vệ sinh cho cả HS lẫn GV. Nhiều điểm trƣờng không có nhà vệ sinh hoặc có nhƣng bẩn vì ít có ngƣời lau dọn nên HS không thích “dùng”.

Nhức nhối hơn cả hiện nay vẫn là tình trạng thiếu bàn ghế cho các em ngồi học. Toàn huyện Mù Cang Chải còn thiếu tới 2841 bộ bàn ghế. Trƣờng TH Púng Luông còn thiếu khoảng 128 bộ bàn ghế. Tại điểm trƣờng Mí Háng Tủa Chử, 3 HS ngồi một bàn chỉ dành cho 1 HS dƣới miền xuôi khiến nhiều lúc viết bài, 1 trong ba em phải đứng. Ngoài việc thiếu bàn ghế, tiêu chuẩn về chiều cao của bàn ghế cũng không hề có. Với nhiều GV tại địa bàn chúng tôi khảo sát, có bàn ghế để các em ngồi học đã là một điều tốt và may mắn rồi, các tiêu chuẩn còn phải xem xét sau. Tình trạng HS phải kiễng hoặc mắt để sát vở, sách đối với HS vùng DTTS không phải là chuyện xa lạ. Điều này vừa ảnh hƣởng tới chất lƣợng học tập của các em khi không có đƣợc chỗ ngồi học tốt, vừa khiến các em khó tiếp thu bải vở trên lớp do chật chội và sức khỏe, thị lực giảm sút.

Tại trƣờng TH Púng Luông, số phòng học qua 3 năm học có sự biến đổi nhỏ khi tổng số phòng học ổn định là 32 phòng. Trong khi số phòng học kiên cố đã tăng lên nhƣng tình trạng phòng học tạm vẫn còn tồn tại. Tại 4 điểm trƣờng, Nả Háng Tâu, Mí Háng Tủa Chử, Nả Háng AB và Háng Cơ Bua vẫn còn 1 phòng học tạm/1 điểm trƣờng.

Bảng 2.4: Các loại phòng học tại trƣờng TH Púng Luông qua 3 năm học

Năm học Tổng Kiên cố Bán kiên cố Phòng tạm

2009 – 2010 32 10 14 6

2010 – 2011 30 10 16 4

2011 – 2012 32 12 16 4

Tại 4 điểm trƣờng trên ngoài việc còn phòng học tạm, việc thiếu phòng học cho HS khiến nhà công vụ cho GV tại các điểm trƣờng này đã phải dành cho lớp mẫu giáo. Lớp mầm non ngay sát lớp học của HS TH khiến mỗi khi HS mẫu giáo học hát hay các hoạt động vui chơi đều gây ảnh hƣởng tới lớp học bên cạnh.

Bảng 2.5: Tình hình cơ sở vật chất tại các điểm trƣờng cảu trƣờng TH Púng Luông Điểm trƣờng/cơ sở vật chất Phòng học Phòng học bộ môn Phòng công vụ Công trình vệ sinh Công trình nƣớc sạch Bàn ghế (bộ) Mí Háng Tâu 7 1 4 2 1 66 Ngã Ba Kim 6 0 1 1 1 78 Nả Hảng AB 5 Nả Háng Tâu 2 1 0 0 0 24 Mí Háng Tủa Chử 2 0 0 0 0 20 Háng Cơ Bua 5 0 1 1 0 46 Púng Luông trong 5 0 1 1 1 48 Tổng 32 2 7 5 3 282

Nhu cầu trong năm học tới

4 4 2 4 3 128

Nguồn: Báo cáo tình hình cơ sở vật chất năm học 2011 -2012, trƣờng TH Púng Luông

Trong các điểm trƣờng, Nả Háng Tâu và Mí Háng Tủa Chử cũng là điểm trƣờng không có nhà công vụ cho GV, không có công trình vệ sinh và công trình nƣớc sạch đầy đủ cho các em HS. Cả trƣờng TH Púng Luông chỉ có hai phòng học chuyên môn nhƣng thực chất ít đƣợc sử dụng đến. Trong quá trình xây dựng các phòng học bán kiên cố, dự định ban đầu tại điểm trƣờng Nả Háng Tâu thiết kế một phòng công vụ cho GV nhƣng sau đổi lại thành phòng học chuyên môn.

Cho đến thời điểm chúng tôi khảo sát, phòng học chuyên môn này trở thành kho chứa đồ dùng, SGK cũ hỏng qua nhiều năm của cả trƣờng TH Púng Luông.

Thƣ viện hoàn toàn chƣa có tại trƣờng TH Púng Luông. Hàng năm, các nguồn sách SGK và tài liệu tham khảo cho các em, GV đƣợc bổ sung đều đƣa vào kho phân loại rồi cấp phát ngay. Năm học 2010-2011, trƣờng cử một cán bộ hỗ trợ giáo dục xây dựng thƣ viện trƣờng nhƣng không khả quan vì công việc kiêm nhiệm và không có chuyên môn.

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 43 - 48)