Cộng đồng dân cƣ tại xã Púng Luông

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 36 - 39)

9 Tiểu vùng phía Đông có độ cao trung bình, gồm các huyện còn lại nhƣng chịu ảnh hƣởng bởi gió mùa Đông

1.3. Cộng đồng dân cƣ tại xã Púng Luông

Lịch sử cư trú

Dân tộc Hmông ở Yên Bái có khoảng 55.000 ngƣời, chiếm 8,1% dân số toàn tỉnh, cƣ trú tập trung tại 40 xã vùng cao, đặc biệt khó khăn thuộc 5 huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên. Tại huyện Mù Cang Chải, đồng bào cƣ trú ở 13/13 xã, chiếm 95% dân số toàn huyện; tại huyện Trạm Tấu, 10/11 xã (trừ xã Hát Lừu) có đồng bào Hmông sinh sống, chiếm 70% dân số toàn huyện. Tỉnh Yên Bái có 22/40 xã hoàn toàn là ngƣời Hmông. Các xã còn lại đồng bào sống xen kẽ với các dân tộc anh em khác.

Dân tộc Hmông ở Yên Bái chủ yếu gồm 4 nhóm chính là: Hmông Hoa (Hmông Lềnh); Hmông Đen (Hmông Đu) và Hmông Trắng (Hmông Đơ) và Hmông Si (Hmông Đỏ). Trong đó ngƣời Hmông Hoa và Hmông Si chiếm số lƣợng đông hơn cả. Một bộ phận ngƣời Hmông Hoa di cƣ từ huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai xuống định cƣ tại huyện Văn Yên mang nhiều đặc trƣng văn hoá của cƣ dân vùng biên viễn. Tiếng nói của ngƣời Hmông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao (dòng ngôn ngữ Nam Á).

Những nhóm Hmông đầu tiên di cƣ đến Việt Nam cách đây trên 300 năm, trong đó, có một số đồng bào Hmông đã chọn huyện Mù Cang Chải làm điểm dừng chân, lập kế sinh nhai, lấy tên là “Xáo Hmông”; sau đó mở rộng địa bàn sinh sống sang các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn. Gần đây có một phần đồng bào Hmông di chuyển từ Lào Cai, Hà Giang, Sơn La sang.

Địa hình là vùng núi cao, vùng đầu nguồn, khí hậu khắc nghiệt, thiếu nƣớc sản xuất và sinh hoạt đã quyết định hình thái sản xuất của ngƣời Hmông. Nông nghiệp trồng trọt là nguồn sống chính của đồng bào. Do vùng đồng bào Hmông sinh sống về mùa đông khô hạn và giá lạnh giá kéo dài, có sƣơng muối, đồng bào Hmông ở Mù Cang Chải còn bị ảnh hƣởng bởi gió tây khô nóng nên

mùa vụ trồng trọt và năng suất cây trồng của ngƣời Hmông chịu nhiều ảnh hƣởng của thiên nhiên. Trƣớc đây ngƣời Hmông ở Yên Bái chỉ trồng một vụ lúa do điều kiện canh tác rất khó khăn nhƣng những năm gần đây, đồng bào đã ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải tạo đất và đƣợc sự đầu tƣ của Nhà nƣớc xây dựng các công trình thuỷ lợi nên số ruộng 2 vụ đã dần dần tăng lên. Đồng bào Hmông có kinh nghiệm làm ruộng bậc thang với trình độ canh tác thông thạo, có những thửa ruộng bậc thang cheo leo trên sƣờn núi chỉ đủ 1 -2 đƣờng bừa.

Ngƣời Hmông đến xã Púng Luông từ sớm, bản Mí Háng Tủa Chử là bản đầu tiên của xã Púng Luông đƣợc hình thành với 100% dân số là ngƣời Hmông. Sau này, quá trình di cƣ và phát triển dân số, cùng với các điều kiện kinh tế xã hội khác tạo nên nhiều bản ngƣời Hmông khác cùng sinh sống là phát triển tại đây. Riêng bản Ngã Ba Kim chỉ có khoảng 60% dân số là ngƣời Hmông.

Đặc điểm gia đình phụ hệ

Hình thái chủ đạo của gia đình dân tộc H”mông là gia đình phụ hệ với loại gia đình nhỏ có hai thế hệ sống chung rất phổ biến. Gia đình ngƣời Hmông là đơn vị kinh tế với sự phân công lao động rất chặt chẽ theo giới tính, lứa tuổi, đồng thời là một đơn vị văn hóa với môi trƣờng trao truyền tích cực. Xã hội Hmông đƣợc tổ chức điều hành theo dòng họ khép kín, có luật lệ, quy định, ký hiệu riêng, mang tính quy ƣớc cộng đồng thừa nhận và phải tuân thủ nghiêm ngặt. Dòng họ xã hội ngƣời Hmông còn khá quan trọng đối với sản xuất và đời sống, duy trì và lƣu truyền phong tục tập quán. Ngƣời Hmông có nhiều họ, mỗi họ có nhiều dòng, mỗi dòng có nhiều chi khác nhau. Các gia đình cùng một dòng họ thƣờng ở những cụm gần nhau. Trong bản ngƣời Hmông có vài dòng họ sinh sống nhƣng thƣờng có một dòng họ lớn. Dòng họ ngƣời Hmông có phạm vi cố kết rất rộng: bao gồm tất cả những ngƣời cùng họ, không phân biệt cƣ trú ở đâu. Ngƣời Hmông ở Yên Bái có thể nhận ngƣời cùng họ ở các tỉnh khác làm anh em. Ngƣời cùng họ khi đã nhận nhau đƣợc xem nhƣ anh em ruột thịt và không đƣợc

phép kết hôn với nhau. Ở mỗi dòng họ có những kiêng kỵ và nghi lễ cúng bái. Ví dụ: họ Giàng kiêng ăn tim, họ Lý kiêng ăn lá lách...

Với đặc điểm phụ hệ này, mọi quyết định lớn nhỏ trong gia đình ngƣời Hmông chủ yếu đƣợc đƣa ra bởi ngƣời đàn ông. Những quyết định chung của cả dòng tộc thƣờng chịu sự sắp đặt của ông trƣởng họ. Đặc trƣng văn hóa này cũng có tác động tới việc đi học, tiếp tục theo học các bậc học cao hơn của trẻ ngƣời Hmông. Quyết định liên quan tới học hành của trẻ sẽ chỉ đƣợc đƣa ra từ phía ngƣời đàn ông trong gia đình, dòng họ, phụ nữ hầu nhƣ không có tiếng nói. Do vậy, những giải pháp vận động, truyền thông cho trẻ đi học sẽ phải chú ý tới đặc thù này. Các tộc ngƣời thiểu số khác nhƣ Tày, Thái có mặt ở Púng Luông (với số lƣợng không đáng kể) không duy trì chế độ phụ hệ chặt chẽ có tính khắc nghiệt nhƣ ở ngƣời Hmông, phụ nữ cũng có những tiếng nói nhất định trong việc ra quyết định cho trẻ học hành.

Ngƣời Hmông ở Yên Bái có tín ngƣỡng dân gian vô cùng phong phú và đặc sắc, ngoài thờ cúng tổ tiên, trong phạm vi ngôi nhà đồng bào còn thờ cả một hệ thống các thần bảo hộ gia đình, bảo vệ cho các thành viên trong nhà và của cải vật chất theo các quan niệm dân gian nhƣ thờ thần tài (xử cang – bàn thờ đặt chính giữa gian nhà chính), thần cột nhà “Bùa đăngz”, thần cửa “Bùa trùngz”, thần bếp lò, thần bếp nấu ăn, thần bảo hộ thầy thuốc (của giêng các gia đình có nghề bốc thuốc nam), thần bảo hộ cho thầy cúng…Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Hmông đặc biệt quan trọng và khác so với một số dân tộc thiểu số khác, đồng bào không có bàn thờ tổ tiên riêng mà mỗi khi có lễ cúng tổ tiên hay trong các dịp hệ trọng của gia đình ngƣời dân lập một bàn thờ cúng tổ tiên tại chính giữa ngôi nhà trƣớc bàn thờ thần tài “xử cang”, sau lễ cúng bàn thờ tổ tiên đƣợc bỏ đi.

Phong tục

Lễ tang của ngƣời Hmông nhiều nghi lễ, phong tục tập quán khác nhau, phản ánh các quan niệm về lịch sử, xã hội, cộng đồng. Ngƣời Hmông quan niệm

mỗi con ngƣời có 3 vía (Plỳ) và 7 hồn (chua lua) (Cầu chua lua – Pê lỳ), hồn chỉ tồn tại khi con ngƣời còn sống, còn sau khi chết không còn hồn nữa. Tuy nhiên vía theo quan niệm của ngƣời dân vẫn tồn tại: một vía đi lên công quản (lên trời), một vía đi đầu thai thành ngƣời mới ở một nơi xa còn một vía sẽ ở quanh quẩn bên ngƣời chết và thỉnh thoảng về với gia đình khi có việc hệ trọng.

Ngƣời Hmông có kho tàng nghệ thuật dân gian rất phong phú, vào mùa xuân, các dịp tết Hmông (khoảng từ 30/11 âm lịch) hay trong các lễ cƣới truyền thống ngƣời Hmông đều hát dân ca và múa khèn. Trong các làn điệu dân ca, đặc biệt nhất là loại hát kể chuyện lịch sử dân tộc gọi là hát “Thản chù”. Ngƣời Hmông có hát “Gầu Phềnh” - trai gái hát trong khi chơi Pa Pao, hát qua sợi chỉ nối với hai ống nứa bịt da ếch cho riêng hai ngƣời. Trong đám cƣới còn có hát đố, hát giải. Cùng với hát, ngƣời Hmông còn có múa khèn rất đặc sắc. Trong hội “Gầu Tào”, múa khèn là nghi lễ mở hội. Ngoài khèn bè, ngƣời Hmông còn sử dụng đàn môi, khèn lá, kéo nhị, thổi sáo…

Một phần của tài liệu Giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc Việt Nam Nghiên cứu trường hợp xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái (Trang 36 - 39)